NƯỚC MẮT CHO QUÊ HƯƠNG, CHO PHẬN NGƯỜI
Thân tặng chị, nhà thơ Hoàng Xuyên Anh
Ước mong chia sẻ được phần nào nỗi lòng của chị,
Đêm
qua thức khuya vì bận đọc cùng trả lời một số email cần thiết. Sáng ra không muốn
rời khỏi nơi ấm áp sau giấc ngủ muộn.
Tôi nằm nán lại trên giường, nghe âm thanh tiếng mưa đang rả rích ngoài
trời. Một nỗi buồn tự nhiên đến dâng kín
tâm hồn tôi khi trong đầu hiện lên hình ảnh tin tức đã đọc được tối qua. Tôi
rùng mình, đối với chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa của Cộng Sản, không hiểu sao có quá
nhiều điều lạ lùng xảy ra.
Cũng
giống như miền Trung hay Nam với những chuyện Công An Cộng Sản VN đàn áp bắt bớ, hãm hại người biểu tình chống kẻ ngoại xâm,
vu khống hay dùng quyền lực trắng trợn cướp đất đai của người dân vẫn không ngừng
xảy ra.
Đây ngay tại miền Bắc, nơi được
gọi là Thủ Đô Việt Nam, hình ảnh làm đau thắt tim gan đập vào mắt tôi, những
người dân từ già đến trẻ thơ nằm ngồi la liệt khắp trên mặt chiếu, dưới mái tôn
che trong một khu có lẽ là nông trại, ở Ninh Hiệp, Gia Lâm Hà Nội. Kế bên là từng đống lớn gậy gộc có một đầu đã
được bịt vải sẵn, không biết dùng vào việc gì. Và kia, cũng trong một góc là một hàng 20 chiếc quan
tài trống rỗng, bên cạnh là từng vòng hoa tang đặt ngay thẳng, có cả đèn nến đấy
đủ. Thanh thiếu niên bỏ học, trẻ em cũng đồng lòng với cha mẹ anh em sẵn sàng đối
diện một trận quyết tử dành lại đất đai đang bị bọn cầm quyền âm mưu chiếm đoạt. Người dân nơi đây đã chuẩn bị sẵn cái chết
cho bản thân và họ hàng, con cháu. Họ biết rằng chống cự lại bọn cầm quyền là sẽ
không còn mạng. Nhưng vì không còn đường sống nên họ phải chấp nhận liều thân.
Mỉa mai thay, cả rừng cờ đỏ sao vàng dựng chung quanh hay cầm trong tay các em
lớn, một biểu tượng duy nhất để che chắn cho những kẻ thế yếu cô đơn.
Sau bốn mươi năm tiến lên, bây giờ CS Việt Nam đã ngày càng vững chắc trở thành một đảng cướp với đầy đủ quyền sinh sát hợp pháp nắm trong tay hơn tám mươi triệu người dân. Họ có thể tự chia cho nhau quyền hạn bán buôn đổi chác bất cứ thứ gì kể cả thân xác con người để lấy lợi nhuận chia nhau làm của riêng. Sự tham nhũng và quyền lợi chia từ trên xuống dưới, nguyên cả hệ thống liên kết chặt chẽ nên tất cả đều im tiếng để thụ hưởng. Trong khi ở một số nơi vẫn còn người dân đói khát tìm không ra miếng ăn, chỗ ở che mưa nắng qua ngày, thì bọn quan chức ngồi trên đống tiền cao như núi hàng tỷ tỷ dollar vẫn chưa vừa lòng tham. Tài nguyên của đất nước tôi ngày càng cạn kiệt, từng tấc đất đang dần biến mất, một ngày nào đó sẽ mất tích trên bản đồ thế giới. Chỉ còn là thuộc địa của bọn Tàu Cộng ngàn đời nay lúc nào cũng nuôi dưỡng manh tâm đi xâm lấn đất người, bất kể đạo luật và đạo lý. Chúng tôi sẽ không còn có Quê Hương để gọi, để quay về nữa sao? Ôi đau đớn thay!
Thẫn
thờ cả buổi sáng không làm gì được, tôi mở xem cuốn DVD Asia mới nhất hai vợ chồng
người bạn tặng. Lời ca tiếng nhạc rộn
ràng, hình ảnh những màn trình diễn sống động của các ca sĩ và vũ công ăn mặc rực
rỡ. Tất cả vẫn không làm tôi chú tâm, chỉ có đoạn ghi âm lời nói của nhạc sĩ Lam
Phương nhắn nhủ làm tôi xúc động:
“
(Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương. Tây Đô sẽ sống lại yêu thương). Đó là
giấc mơ từ lúc đầu khi tôi viết bài hát này. Cũng như trong bài (Đường Về Quê
Hương) giấc mơ rất là đơn giản. Tôi mơ thấy những con đường bên hàng tre xanh,
mơ những đại lộ thênh thang trong đó có hình ảnh của mình. Đó là giấc mơ rất tầm
thường, nhưng tới bây giờ đã bốn mươi năm rồi tôi vẫn chưa tìm được. Tôi mong
những người còn lại nếu có được ngày vui đó xin đốt cho tôi một nén hương kêu
tôi về, để tôi cùng chia sẻ niềm vui với quý vị. Tôi rất mong ngày đó”.
Giọng
ông tuy còn ngọng nghịu bởi ảnh hưởng căn bệnh đã mười mấy năm trước, nhưng
cũng nói lên được sự trăn trở của người con yêu Quê Hương đất nước mình. Trong
niềm xúc động vô cùng, tôi lại liên tưởng đến câu tương tự khác của người bạn
vai chị đang trong thời kỳ chót của căn bệnh ung thư, người cũng đã từng mang
tâm trạng mong muốn đất nước mau chóng thoát vòng đau khổ bởi nạn Cộng Sản. Chị
thều thào tỏ giọng tiếc nuối:
“Chị
chỉ tiếc là trước lúc nhắm mắt không kịp nhìn thấy bọn Cộng Sản sụp đổ”
Lòng
nặng trĩu, tôi nhắm mắt lại cho tâm tư lắng đọng. Tiếng mưa vẫn rì rào ngoài
hiên, tôi nhìn ra cửa sổ theo dõi những giọt nước li ti đang theo nhau chảy từng
hàng trên kính cửa, mưa rơi gõ trên mặt đất và lá khô dưới đường từng tiếng lộp
độp đều đều một điệu buồn tênh như góp thêm vào tâm trạng nặng nề của tôi lúc
này. Càng nghĩ về thân phận con người, về chị, càng thấy xót xa. Chắc chị cũng
đang như tôi nằm nghe tiếng mưa mà nghĩ đến cuộc đời quá nhiều trắc trở, bi ai.
Từng giọt nước mắt nghẹn ngào bỗng trào ra ướt một bên má tôi.
Thương chị, thương cho những tấm lòng luôn canh cánh nghĩ về quê hương, luôn ôm ấp một nỗi ước mong, dù biết mình trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống. Tôi vẫn áy náy trong lòng chưa hoàn thành được lời hứa với người bạn này từ khi cùng một nhóm các chị em bạn đi thăm chị về hôm cuối tháng trước. Chị là một nhà thơ, một thời là Chủ Tịch của Hội Văn Bút Hải Ngoại Bắc Cali hai kỳ : Hoàng Xuyên Anh. Càng biết về chị nhiều tôi càng khâm phục nghị lực phi thường ở một người đàn bà nhỏ bé, yếu đuối. Tai nạn thảm khốc không ai ngờ cách đây đúng ba mươi năm trong lần cả gia đình chị đi shopping trước ngày lễ Giáng Sinh, một chiếc máy bay tư nhân không hiểu lý do gì đã đâm xuống làm cháy khu chợ, người phi công chết ngay tại chỗ nhưng tai nạn này đã lấy đi khuôn mặt xinh xắn của chị, để lại thân thể cháy xém và thân hình cùng hai bàn tay co rút, rất khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Nỗi đau còn tiếp tục khi đứa con nhỏ nhất của chị mới có mười bốn tháng tuổi chỉ sau đó có năm ngày đã qua đời vì vết phỏng quá nặng. Ai đoán được là Giáng Sinh năm đó gia đình chị sống như thế nào, lúc đó chị đã tỉnh táo sau tai nạn kinh hoàng để nhận biết được mọi việc đang xảy ra hay chưa? Những lớp bông băng dầy cộm quấn quanh khắp người chị từ trên xuống dưới có che đi được hết nỗi đau đớn trong tim chị, trong lòng những người thân? Đã hết đâu, đúng như lời người xưa đã nói “họa vô đơn chí, phước bất trùng lai”. Gần hai năm sau khi chị vừa tạm ổn định tinh thần trong số phận nghiệt ngã, tạm quên đi mọi chuyện để tập làm quen với hình hài thân thể khiếm khuyết của mình thì người chồng thân yêu cũng bỏ chị ra đi. Thêm một tai ương giáng xuống để thử sức chịu đựng của con người. Cuộc đời chị sao quá bi thương, khổ đau chồng chất dồn dập. Một mình chị đã phải trải qua quá nhiều như thế mà vẫn đứng lên được để luôn hăng say trong việc góp tiếng nói qua những vần thơ, hơn nữa chị luôn có mặt hầu hết trong những cuộc biểu tình hay sinh hoạt Cộng Đồng để đem lại tiếng nói cho Nhân Quyền, chống lại sự đàn áp bất công của Cộng Sản đối với người dân nơi quê nhà. Tôi không hiểu chị đã làm thế nào vượt qua bao nhiêu giai đoạn kinh hoàng đau đớn như thế để sống còn, nghị lực chị phải vững mạnh lắm mới được như hôm nay. Biết rằng mỗi người một số phận, sao tôi vẫn thấy quặn lòng, hình ảnh cùng những lời kể của chị vẫn ám ảnh tôi mãi không thôi.
Thương chị, thương cho những tấm lòng luôn canh cánh nghĩ về quê hương, luôn ôm ấp một nỗi ước mong, dù biết mình trong giai đoạn cuối cùng của cuộc sống. Tôi vẫn áy náy trong lòng chưa hoàn thành được lời hứa với người bạn này từ khi cùng một nhóm các chị em bạn đi thăm chị về hôm cuối tháng trước. Chị là một nhà thơ, một thời là Chủ Tịch của Hội Văn Bút Hải Ngoại Bắc Cali hai kỳ : Hoàng Xuyên Anh. Càng biết về chị nhiều tôi càng khâm phục nghị lực phi thường ở một người đàn bà nhỏ bé, yếu đuối. Tai nạn thảm khốc không ai ngờ cách đây đúng ba mươi năm trong lần cả gia đình chị đi shopping trước ngày lễ Giáng Sinh, một chiếc máy bay tư nhân không hiểu lý do gì đã đâm xuống làm cháy khu chợ, người phi công chết ngay tại chỗ nhưng tai nạn này đã lấy đi khuôn mặt xinh xắn của chị, để lại thân thể cháy xém và thân hình cùng hai bàn tay co rút, rất khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Nỗi đau còn tiếp tục khi đứa con nhỏ nhất của chị mới có mười bốn tháng tuổi chỉ sau đó có năm ngày đã qua đời vì vết phỏng quá nặng. Ai đoán được là Giáng Sinh năm đó gia đình chị sống như thế nào, lúc đó chị đã tỉnh táo sau tai nạn kinh hoàng để nhận biết được mọi việc đang xảy ra hay chưa? Những lớp bông băng dầy cộm quấn quanh khắp người chị từ trên xuống dưới có che đi được hết nỗi đau đớn trong tim chị, trong lòng những người thân? Đã hết đâu, đúng như lời người xưa đã nói “họa vô đơn chí, phước bất trùng lai”. Gần hai năm sau khi chị vừa tạm ổn định tinh thần trong số phận nghiệt ngã, tạm quên đi mọi chuyện để tập làm quen với hình hài thân thể khiếm khuyết của mình thì người chồng thân yêu cũng bỏ chị ra đi. Thêm một tai ương giáng xuống để thử sức chịu đựng của con người. Cuộc đời chị sao quá bi thương, khổ đau chồng chất dồn dập. Một mình chị đã phải trải qua quá nhiều như thế mà vẫn đứng lên được để luôn hăng say trong việc góp tiếng nói qua những vần thơ, hơn nữa chị luôn có mặt hầu hết trong những cuộc biểu tình hay sinh hoạt Cộng Đồng để đem lại tiếng nói cho Nhân Quyền, chống lại sự đàn áp bất công của Cộng Sản đối với người dân nơi quê nhà. Tôi không hiểu chị đã làm thế nào vượt qua bao nhiêu giai đoạn kinh hoàng đau đớn như thế để sống còn, nghị lực chị phải vững mạnh lắm mới được như hôm nay. Biết rằng mỗi người một số phận, sao tôi vẫn thấy quặn lòng, hình ảnh cùng những lời kể của chị vẫn ám ảnh tôi mãi không thôi.
Tôi
khó quên được hình ảnh của chị trong lần viếng thăm hôm đó với khuôn mặt và vóc
dáng đã nhỏ bé sẵn lại thêm ốm o vì bệnh hoạn,
mái tóc đẹp ngày nào đã rụng gần hết. Chúng tôi ái ngại sợ làm chị mệt, khi nói về bệnh hoạn của chính mình giọng chị
buồn buồn, hơi thở khá mệt nhọc đứt quãng. Nhưng lúc đề cập đến chuyện đấu
tranh Cộng Sản VN chị đột nhiên khỏe hẳn
lại, giọng nói trở thành cứng rắn thao thao bất tuyệt không dứt. Chị thể hiện
là một người Việt Nam yêu nước, lòng căm
thù Cộng Sản dâng lên cao không kềm chế được đến quên hết bản thân đang đau đớn.
Hành động và phản ứng này của chị khiến tôi cảm phục vô cùng.
Chiều
nay khi gọi hỏi thăm sức khỏe của chị, lời chị run run kèm theo từng cơn ho rũ
rượi làm tôi lại thấy nghèn nghẹn:
“Em
ơi, chị đau quá mà không biết than thở với ai!”
Tôi
muốn bật tiếng khóc, nhưng nén lại được
vì sợ làm chị mủi lòng khóc theo. Tôi phải lảng sang chuyện con cái để chị kể
cho tôi nghe. Dù sao chị cũng còn những
đứa con ngoan hiếu đễ để an ủi. Cháu Anh Thư, cô gái hiền lành với khuôn mặt dễ
mến luôn theo chân mẹ sát cánh với Cộng Đồng. Mấy năm sau này khi chị đã yếu
không còn tự lái xe được, Anh Thư ngoài việc đi làm còn đưa đón chị đi bất cứ
nơi nào cần thiết. Cậu con trai út của
chị kém cô chị có một tuổi tên Dũng tuy dáng to lớn nhưng vẻ mặt cũng rất hiền lành,
vì thương mẹ nên bỏ việc làm để ở nhà săn sóc mẹ. Căn nhà rộng rãi khang
trang thật trầm lặng chỉ có ba mẹ con sống đùm bọc tựa nương nhau, có vẻ như lạnh lẽo khi tôi mới bước chân
vào.
Tấm hình thời còn trẻ của chị treo trên vách tường trông thật xinh đẹp duyên dáng. Tiếc thay một người tài hoa đã bị bao nhiêu biến cố cuộc đời vùi dập. Đây có phải là “hồng nhan đa truân, hay bạc mệnh ” như Nguyễn Du đã viết?
Tấm hình thời còn trẻ của chị treo trên vách tường trông thật xinh đẹp duyên dáng. Tiếc thay một người tài hoa đã bị bao nhiêu biến cố cuộc đời vùi dập. Đây có phải là “hồng nhan đa truân, hay bạc mệnh ” như Nguyễn Du đã viết?
Nhìn
chị, tôi không biết nói lời gì để an ủi nữa, vì tất cả đã trở thành thừa khi chị
đã nghe quá nhiều đến nhàm chán. Chị chắc
hiểu rõ hơn ai hết sức khỏe của chính mình, có lẽ điều lo lắng bây giờ của chị
chỉ là hai đứa con còn trẻ dại, chưa đứa nào yên bề gia thất. Không có gì lạ, đây cũng là điều mong ước duy
nhất của những bậc làm cha mẹ đối với con cái.
Một năm sắp qua đi, ngày Xuân sẽ trở lại mang màu sắc mới với muôn vàn điều tốt đẹp cho trần thế. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho chị, có phép lạ nào đó tự nhiên đến đấy lui những cơn đau đớn do căn bệnh đang hành hạ chị. Giúp chị trở lại khỏe mạnh để tiếp tục công việc đấu tranh dang dở, và để cận kề hai đứa con còn trẻ dại rất cần đến mẹ. . Tôi cũng mong rằng chị sẽ chờ đợi được ngày quê hương quang phục, không như nhạc sĩ Lam Phương phải ngậm ngùi dặn dò xin một nén hương gọi hồn về chung vui....
Nỗi nghẹn ngào trào lên mắt, tuôn rơi.
Lòng quặn đau, thương chị qúa, chị ơi.
Những cơn đau làm co rút dáng người
Kiếp hồng nhan đã vận đến cuộc đời,
Chị chấp nhận, có bao giờ lảng tránh!
Nỗi đau thương cùng tàn phá thịt da!
Nhìn con thơ, lòng thương cảm thiết tha,
Chị phải sống, đành âm thầm chịu đựng.
Biết lời nào để chia sẻ được đây.
Nhìn chị thôi, nỗi cảm xúc giăng đầy,
Tôi chợt thấy tim mình như quặn thắt.
Cả trong người chị đau quá em ơi!
Nào biết tỏ cùng ai để cho vơi,
Căn bệnh đã ăn dần vào xương tủy”
Bằng hơi tàn, chị đã gắng thốt lên.
Chị muốn có người nói chuyện để quên,
Bù đêm vắng vùi mình trong đau đớn!!
Khi quê nhà trở lại thuở xa xưa.
Mấy mươi năm, hy vọng vẫn mịt mờ,
Biết nói gì xoa dịu được nỗi đau.
Cả cho tôi, cho chị, bởi quá sâu,
Niềm xúc động không ra lời, nghẹn đắng.
Ngần ấy năm thân xác chịu nhọc nhằn.
Một kiếp người khi ngày cuối đến gần,
Lòng tiếc nuối những việc chưa hoàn tất.
Để giúp phần vơi được chút bi thương.
Để xóa đi vẩn đục của màn sương,
Cho bệnh hoạn xa dần thân thể chị….
Nhã Giang Thu Tâm
Những ngày cuối năm 2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét