“Ầu ơ....
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ ờ..
Mấy đời dì ghẻ mà thương ơ... con ơ... ờ... chồng...
Tiếng ca trong cái đĩa nhạc nhà hàng xóm cứ vang mãi không ngưng nghỉ. Anh, người con trai nhà nghèo, vô cùng hiếu học nghe đi nghe lại đã thuộc lòng nhưng vẫn cảm xúc ngập tràn, con tim nhòa lệ. Bố anh là một quân nhân thường xuyên đi hành quân nơi xa, bất ngờ mẹ anh bị bạo bệnh và nằm xuống khi anh còn là cậu bé mới có 6 tuổi. Anh tuy còn nhỏ nhưng đã biết đến hai chữ sinh ly tử biệt. Anh thường tìm trốn ở một góc nào đó mà khóc thương vì nhung nhớ người mẹ hiền. Cuộc đời lính tráng luôn xông pha nơi chiến trường gió sương, quá thương bầy con nhỏ không ai chăm sóc, bố anh nghe lời bà con mai mối cho một người đàn bà từ nhà quê mang về chung sống để thay ông lo cho bầy con. Cuộc sống của anh cùng mấy anh em từ đó thực sự bắt đầu nếm trải nỗi khổ của hai chữ mồ côi mẹ.
Bà mẹ kế của anh có vẻ ngoài hiền lành chất phác, ít nói với giọng nhỏ nhẹ và cử chỉ chậm rãi dịu dàng. Ai cũng bảo cha anh có phước, ai cũng mừng cho anh em của anh vì được người mẹ kế như thế thì sẽ không phải chịu cảnh khác máu tanh lòng như 2 bé Phạm Công, Cúc Hoa trong truyện cổ tích. Chỉ một thời gian sau mọi người đã hiểu được đàng sau vẻ mặt thánh thiện quê mùa ấy là lòng dạ của một người đàn bà thâm hiểm mưu mô. Câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương” quả thật không phải là bịa đặt. Chiếc xương cứng ngắc, gai góc sắc lẻm ẩn sâu trong nền bánh đúc mềm mịn chỉ chờ cơ hội để ló ra, khiến cho đàn gà con mất mẹ bị khốn khổ mà không có cách gì chống trả lại được. Những cái gai nhọn hoắt bọc trong nền nhung êm ái nhô lên để đâm chảy máu da thịt cùng ruột gan những đứa trẻ mồ côi đáng thương.
Đầu anh còn để chỏm, với lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới đã phải trở thành một vú em ngày ngày chăm dắt, vệ sinh cho đàn em 3 đứa mà cậu bé nhất mới thôi nôi. Hàng ngày hai bữa ăn đều phân chia riêng biệt, mâm ở nhà trên giành cho mẹ kế và đám con chung. Cả 4 anh em sẵn sàng bị tước mất phần ăn nếu đúng 4 giờ chiều chưa tắm rửa sạch sẽ, mặc dù chỉ còn một ít cơm cháy cùng mấy cái đầu cá và chút canh rau lõng bõng trên mâm. Bốn anh em ngồi dưới bếp cùng đút cho nhau ăn. Nhìn các em sì sụp nuốt cơm mà anh chảy nước mắt, nhớ mẹ... Sự đảm đang trước số tuổi đã biến anh thành đứa trẻ luôn lo âu, vội vã và thiếu hẳn nụ cười trên môi. Càng lớn lên, anh càng ý thức được thân phận của cảnh mồ côi mẹ. Anh từng bị quặn thắt ruột gan bởi cái đói hành hạ trong đêm khuya đến trằn trọc mãi, rồi thiếp đi với giấc mơ được ngồi bên người mẹ hiền cạnh nồi cơm đầy bốc khói, được mẹ rẽ cho từng miếng cá bống kho béo ngậy, có vài lát ớt đỏ tươi và hành lá xanh xanh bầy trên mặt thật hấp dẫn, thật cay nhưng ngon vô cùng, nhất là ăn được buồng trứng vàng nữa thì tuyệt. Anh tuy ăn đã no căng bụng mà không muốn ngừng miệng. Giật mình tỉnh giấc, trong bóng đêm anh lại lặng lẽ khóc vì nhớ mẹ. Lâu dần cái đói trở thành nỗi ám ảnh trong đầu óc non nớt thơ ngây cho đến ngày anh nhắm mắt lìa đời.
Không ai hiểu tại sao gia cảnh của anh càng ngày càng trở nên túng thiếu. Bố thật thà nghe lời đâm thọt của vợ kế, cứ tưởng đám con lớn nhanh quá tỉ lệ thuận với việc ăn mặc và tiêu dùng nhiều hơn nên tốn kém. Trước khi mẹ anh mất gia đình anh thuộc vào diện trung lưu bởi mẹ anh xưa nay nổi tiếng là người buôn bán giỏi, rất chịu thương chịu khó. Bà mẹ kế xuất hiện không bao lâu, số vàng lớn cất giữ trong ngăn tủ thờ bỗng một hôm phát hiện ra đã không cánh mà bay từ lúc nào không ai biết, mặc dù ổ khóa vẫn còn nguyên vẹn và không hề có dấu vết cạy mở của trộm cướp!
Bà mẹ kế ăn trắng mặc trơn, ra vào đủng đỉnh ra vẻ khuê các, bà ngồi chỉ tay năm ngón sai biểu mấy anh em anh. Trong khi em gái anh chỉ vừa lên 11 tuổi đã phải cáng đáng bao nhiêu việc nhà, nấu nướng, hàng ngày giặt giũ một đống quần áo cho cả nhà lớn bé. Hai bàn tay bé xíu chai sần và luôn ửng đỏ đến nứt nẻ mà chẳng có một miếng thuốc bôi, chưa kể những câu chửi cay độc và những cái roi quất liên hồi lên thân thể gầy nhom vì bị cho là làm việc chậm chạp. Mỗi buổi chiều cô phải gánh nước đổ đầy bể cho cả nhà dùng, mặc dù có cái giếng ngay trước sân... Sức học cô vì thế bị giảm sút nên thi vào trường công bị rớt. Học trường tư thì hàng tháng không tiền đóng học phí nên đành trốn lên trốn xuống không dám đến trường. Cô có chiếc áo dài đi học rách nát vá víu lung tung vẫn không dám xin tiền may cái mới, nước mắt ăn mãi đã no nên không còn để tủi cho thân mình nữa.
Riêng anh, mấy năm Trung Học bắt buộc phải mang Sandal mới được vào trường. Bàn chân mau lớn của anh không thể mang vừa đôi Sandal cũ mèm từ ba bốn năm trước, nó đã mòn vẹt lại ngắn ngủn làm đau nhức mỗi bước chân nên đành phải đi chân không trên đường, đôi sandal bỏ vào cặp sách khi vào lớp mới mang. Tuy thế người con trai với chiếc áo vá vai sờn cổ vẫn học rất giỏi. Nào bằng khen la liệt trên vách tường, sách vở phần thưởng chất đầy góc nhà. Bố anh thương con đến đứt ruột khi mở tủ quần áo kiểm soát, mỗi lần về phép ông đều dắt các con đi mua sắm. Tuy thế nhưng cũng không có cách nào hơn vì ông không thể đào ngũ để ở nhà với các con. Khi ông đi khỏi thì bà ta lại tiếp tục đầy đọa đám con chồng, ông về thì bà ta to nhỏ nói xấu con chồng để mấy anh em còn bị la mắng mà không dám một lời than thở.
Sự vắng mặt quanh năm của Bố anh khiến bà mẹ kế không còn kiêng nể ai nữa. Bà dung dưỡng đám em chuyên nghề bài bạc tha hồ đến lấy gạo và thức ăn về, tha hồ ra tiệm may sắm mang hóa đơn cho bà ta trả. Bất thần, một hôm đứa con đầu lòng của bà ta vô tình khoe. Hóa ra bà mẹ kế âm thầm bòn rút của nhà chồng mua trâu bò làm của riêng, bà ta mang về gởi cho đám em nuôi giúp. Ít lâu sau đám người ấy chơi bài bạc bị thua lớn nên đã bán mất cả đàn bò để gỡ gạc. Mấy chị em bà ta rượt đuổi ầm xóm, đánh chửi nhau không tiếc lời nên phải từ mặt nhau luôn. Lâu sau thêm một việc làm động trời nữa bị lộ ra ánh sáng. Ngôi vườn rộng lớn cả hai mẫu luôn oằn trĩu trái cây do cha mẹ anh bao năm gầy dựng và để cho bố mẹ anh dưỡng già, trong đó có một khoảng đất giành riêng cho những phần mộ của toàn gia đình. Bà ta cũng âm thầm bán bỏ mất tự bao giờ mặc dù ngôi vườn đó là nguồn hoa lợi để sinh sống hàng tháng...
Cứ thế cuộc sống trôi đi trong thầm lặng, ngày càng thầm lặng như tánh tình vốn hiền lành cam chịu của anh. Anh đau khổ, anh câm nín vì nghĩ bổn phận làm con không muốn làm cha phải buồn lòng. Rồi anh vào lính, cuộc đời gian khổ trên bước đường hành quân vẫn không làm cho anh nguôi ngoai nỗi nhớ thương và lo lắng cho các em. Tiền lương không bao nhiêu nhưng anh vẫn giành dụm gởi về giúp cho các em ăn học. Rồi anh bị thương trong một chuyến hành quân nên được đưa về làm việc văn phòng. Trái tim đã chai sạn vì nỗi đau nhưng lại dễ dàng xúc cảm trước bao nhiêu nỗi khổ, anh đem thói quen quan tâm và săn sóc các em để lo lắng cho mọi người. Chiến hữu, đồng đội, lính thuộc cấp đều được anh quan tâm giúp đỡ hết lòng trong khả
năng nên ai nấy đều quý mến nể trọng.
Ngày đất nước đổi chủ, như những Sĩ Quan khác anh bị tập trung đi tù không biết ngày về. Trong tù vô cùng cực khổ, bị đánh đập, đói khát, anh vẫn kiên cường phản kháng trong câm nín. Những đêm nằm co vì bạo bệnh, anh thường bị miếng cơm nóng và miếng cá kho béo ngậy của mẹ và vợ trở về làm rộn giấc ngủ khốn khổ. Tuy rất thèm nhưng nhìn hình ảnh người vợ ốm yếu và xơ xác mỗi lần đến thăm, biết vợ con ở ngoài cũng đang gặp vô vàn khó khăn nên anh chỉ dám xin ít tép khô, cá khô và các thức ăn loại rẻ tiền nhất...Anh đã quen nhịn đói và kham khổ từ bé, chỉ cần có chút ít thức ăn cầm hơi chờ đến khi được thả ra, chỉ cầu mong vợ và các con được đủ no ấm là anh hạnh phúc lắm rồi. Vợ anh chắt chiu từng đồng, từng gói quà nhỏ mang đến cho anh giữa bao nhiêu trở ngại, nhưng nàng luôn phải khóc hết nước mắt năn nỉ vẫn không lay chuyển được anh khi anh nhất định... chia hai phần quà và chỉ nhận một nửa.
- Anh biết em thắt lưng buộc bụng mà mang hết vào đây cho anh, nhưng anh không thể ăn hết phần của vợ con, em phải mang về bớt còn không anh sẽ bỏ lại không nhận chút nào..
Hy sinh và chịu đựng đã thành nếp sống trong con người anh. Người chồng tội nghiệp của người thiếu phụ trẻ yếu đuối và những đứa con thiếu bóng cha luôn nuôi một ý chí quật cường. Anh kéo lê cuộc sống cho đến ngày cũng được thả ra. Vợ anh con anh vẫn còn kia trong ngôi nhà nhỏ, anh mừng đến run rẩy chân tay và cay xè đáy mắt. Anh luống cuống ôm choàng hạnh phúc trong vòng tay gân guốc, trái tim đập rộn ràng nhịp điệu yêu thương. Nàng đã mừng anh về bằng... nồi cá bống kho bỏ nhiều tiêu ớt cay xé lưỡi theo ý anh như thuở nào. Cá này không thấy chiếc xương nào cả, do thói quen vợ anh hay gỡ bỏ khi múc ra đĩa hay do nàng đã kho quá nhừ để có thể ăn hết khỏi bỏ phí tí nào? Anh không biết nhưng lại thấy có hình bóng người mẹ hiền đang ngồi trên bàn thờ nhìn anh mỉm cười.
Anh lại đi tìm kiếm kết nối với đồng đội chiến hữu xưa kia. Ngoài việc nhà, anh vẫn chừa thì giờ chạy xe khắp đây đó không biết mệt mỏi để mong giúp được họ phần nào. Thời đó tiền tem gởi thư ra ngoại quốc rất đắt, anh vẫn tự gởi thư đi cầu viện các bạn đã từng được anh giúp đỡ hiện đã ra đi, mong họ giúp đỡ các chiến hữu đang ngặt nghèo còn ở lại quê hương. Những bàn tay nắm chặt run run khi nhận món quà anh trao khiến anh cảm động nghẹn lời. Nhìn những đôi mắt nhăn nheo ươn ướt của sự biết ơn, anh đủ lấy làm sung sướng. Vì cho là mình vẫn còn được may mắn hơn họ, anh sẵn sàng cưu mang cả những người bạn bị gia đình bỏ rơi, mặc dù căn nhà của anh chật chội nhưng vẫn thu vén giúp chỗ ở và cơm ăn đầy đủ được, ai có đủ điều kiện thì rời khỏi, rồi lại tiếp tục đến người khác. Nụ cười méo mó của những người lính trao nhau mới ngọt ngào, thân thiết làm sao.
Vì vết thương cũ bị đánh khi còn ở trong tù phát tán ra, anh đã sớm ra đi khi nguyện ước chưa thành chỉ sau vài năm qua được xứ người. Quê hương anh còn bóng quân cướp nước, và bạn bè anh tứ tán khắp nơi, gia đình chưa ổn định cuộc sống, con cái chưa xong việc học hành. Anh nhắm mắt với nỗi sầu còn đọng quánh trong trái tim gần khô máu. Phút cuối bên tiếng khóc của vợ con, đôi mắt đã mờ đục nhưng
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ ờ..
Mấy đời dì ghẻ mà thương ơ... con ơ... ờ... chồng...
Tiếng ca trong cái đĩa nhạc nhà hàng xóm cứ vang mãi không ngưng nghỉ. Anh, người con trai nhà nghèo, vô cùng hiếu học nghe đi nghe lại đã thuộc lòng nhưng vẫn cảm xúc ngập tràn, con tim nhòa lệ. Bố anh là một quân nhân thường xuyên đi hành quân nơi xa, bất ngờ mẹ anh bị bạo bệnh và nằm xuống khi anh còn là cậu bé mới có 6 tuổi. Anh tuy còn nhỏ nhưng đã biết đến hai chữ sinh ly tử biệt. Anh thường tìm trốn ở một góc nào đó mà khóc thương vì nhung nhớ người mẹ hiền. Cuộc đời lính tráng luôn xông pha nơi chiến trường gió sương, quá thương bầy con nhỏ không ai chăm sóc, bố anh nghe lời bà con mai mối cho một người đàn bà từ nhà quê mang về chung sống để thay ông lo cho bầy con. Cuộc sống của anh cùng mấy anh em từ đó thực sự bắt đầu nếm trải nỗi khổ của hai chữ mồ côi mẹ.
Bà mẹ kế của anh có vẻ ngoài hiền lành chất phác, ít nói với giọng nhỏ nhẹ và cử chỉ chậm rãi dịu dàng. Ai cũng bảo cha anh có phước, ai cũng mừng cho anh em của anh vì được người mẹ kế như thế thì sẽ không phải chịu cảnh khác máu tanh lòng như 2 bé Phạm Công, Cúc Hoa trong truyện cổ tích. Chỉ một thời gian sau mọi người đã hiểu được đàng sau vẻ mặt thánh thiện quê mùa ấy là lòng dạ của một người đàn bà thâm hiểm mưu mô. Câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương” quả thật không phải là bịa đặt. Chiếc xương cứng ngắc, gai góc sắc lẻm ẩn sâu trong nền bánh đúc mềm mịn chỉ chờ cơ hội để ló ra, khiến cho đàn gà con mất mẹ bị khốn khổ mà không có cách gì chống trả lại được. Những cái gai nhọn hoắt bọc trong nền nhung êm ái nhô lên để đâm chảy máu da thịt cùng ruột gan những đứa trẻ mồ côi đáng thương.
Đầu anh còn để chỏm, với lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới đã phải trở thành một vú em ngày ngày chăm dắt, vệ sinh cho đàn em 3 đứa mà cậu bé nhất mới thôi nôi. Hàng ngày hai bữa ăn đều phân chia riêng biệt, mâm ở nhà trên giành cho mẹ kế và đám con chung. Cả 4 anh em sẵn sàng bị tước mất phần ăn nếu đúng 4 giờ chiều chưa tắm rửa sạch sẽ, mặc dù chỉ còn một ít cơm cháy cùng mấy cái đầu cá và chút canh rau lõng bõng trên mâm. Bốn anh em ngồi dưới bếp cùng đút cho nhau ăn. Nhìn các em sì sụp nuốt cơm mà anh chảy nước mắt, nhớ mẹ... Sự đảm đang trước số tuổi đã biến anh thành đứa trẻ luôn lo âu, vội vã và thiếu hẳn nụ cười trên môi. Càng lớn lên, anh càng ý thức được thân phận của cảnh mồ côi mẹ. Anh từng bị quặn thắt ruột gan bởi cái đói hành hạ trong đêm khuya đến trằn trọc mãi, rồi thiếp đi với giấc mơ được ngồi bên người mẹ hiền cạnh nồi cơm đầy bốc khói, được mẹ rẽ cho từng miếng cá bống kho béo ngậy, có vài lát ớt đỏ tươi và hành lá xanh xanh bầy trên mặt thật hấp dẫn, thật cay nhưng ngon vô cùng, nhất là ăn được buồng trứng vàng nữa thì tuyệt. Anh tuy ăn đã no căng bụng mà không muốn ngừng miệng. Giật mình tỉnh giấc, trong bóng đêm anh lại lặng lẽ khóc vì nhớ mẹ. Lâu dần cái đói trở thành nỗi ám ảnh trong đầu óc non nớt thơ ngây cho đến ngày anh nhắm mắt lìa đời.
Không ai hiểu tại sao gia cảnh của anh càng ngày càng trở nên túng thiếu. Bố thật thà nghe lời đâm thọt của vợ kế, cứ tưởng đám con lớn nhanh quá tỉ lệ thuận với việc ăn mặc và tiêu dùng nhiều hơn nên tốn kém. Trước khi mẹ anh mất gia đình anh thuộc vào diện trung lưu bởi mẹ anh xưa nay nổi tiếng là người buôn bán giỏi, rất chịu thương chịu khó. Bà mẹ kế xuất hiện không bao lâu, số vàng lớn cất giữ trong ngăn tủ thờ bỗng một hôm phát hiện ra đã không cánh mà bay từ lúc nào không ai biết, mặc dù ổ khóa vẫn còn nguyên vẹn và không hề có dấu vết cạy mở của trộm cướp!
Bà mẹ kế ăn trắng mặc trơn, ra vào đủng đỉnh ra vẻ khuê các, bà ngồi chỉ tay năm ngón sai biểu mấy anh em anh. Trong khi em gái anh chỉ vừa lên 11 tuổi đã phải cáng đáng bao nhiêu việc nhà, nấu nướng, hàng ngày giặt giũ một đống quần áo cho cả nhà lớn bé. Hai bàn tay bé xíu chai sần và luôn ửng đỏ đến nứt nẻ mà chẳng có một miếng thuốc bôi, chưa kể những câu chửi cay độc và những cái roi quất liên hồi lên thân thể gầy nhom vì bị cho là làm việc chậm chạp. Mỗi buổi chiều cô phải gánh nước đổ đầy bể cho cả nhà dùng, mặc dù có cái giếng ngay trước sân... Sức học cô vì thế bị giảm sút nên thi vào trường công bị rớt. Học trường tư thì hàng tháng không tiền đóng học phí nên đành trốn lên trốn xuống không dám đến trường. Cô có chiếc áo dài đi học rách nát vá víu lung tung vẫn không dám xin tiền may cái mới, nước mắt ăn mãi đã no nên không còn để tủi cho thân mình nữa.
Riêng anh, mấy năm Trung Học bắt buộc phải mang Sandal mới được vào trường. Bàn chân mau lớn của anh không thể mang vừa đôi Sandal cũ mèm từ ba bốn năm trước, nó đã mòn vẹt lại ngắn ngủn làm đau nhức mỗi bước chân nên đành phải đi chân không trên đường, đôi sandal bỏ vào cặp sách khi vào lớp mới mang. Tuy thế người con trai với chiếc áo vá vai sờn cổ vẫn học rất giỏi. Nào bằng khen la liệt trên vách tường, sách vở phần thưởng chất đầy góc nhà. Bố anh thương con đến đứt ruột khi mở tủ quần áo kiểm soát, mỗi lần về phép ông đều dắt các con đi mua sắm. Tuy thế nhưng cũng không có cách nào hơn vì ông không thể đào ngũ để ở nhà với các con. Khi ông đi khỏi thì bà ta lại tiếp tục đầy đọa đám con chồng, ông về thì bà ta to nhỏ nói xấu con chồng để mấy anh em còn bị la mắng mà không dám một lời than thở.
Sự vắng mặt quanh năm của Bố anh khiến bà mẹ kế không còn kiêng nể ai nữa. Bà dung dưỡng đám em chuyên nghề bài bạc tha hồ đến lấy gạo và thức ăn về, tha hồ ra tiệm may sắm mang hóa đơn cho bà ta trả. Bất thần, một hôm đứa con đầu lòng của bà ta vô tình khoe. Hóa ra bà mẹ kế âm thầm bòn rút của nhà chồng mua trâu bò làm của riêng, bà ta mang về gởi cho đám em nuôi giúp. Ít lâu sau đám người ấy chơi bài bạc bị thua lớn nên đã bán mất cả đàn bò để gỡ gạc. Mấy chị em bà ta rượt đuổi ầm xóm, đánh chửi nhau không tiếc lời nên phải từ mặt nhau luôn. Lâu sau thêm một việc làm động trời nữa bị lộ ra ánh sáng. Ngôi vườn rộng lớn cả hai mẫu luôn oằn trĩu trái cây do cha mẹ anh bao năm gầy dựng và để cho bố mẹ anh dưỡng già, trong đó có một khoảng đất giành riêng cho những phần mộ của toàn gia đình. Bà ta cũng âm thầm bán bỏ mất tự bao giờ mặc dù ngôi vườn đó là nguồn hoa lợi để sinh sống hàng tháng...
Cứ thế cuộc sống trôi đi trong thầm lặng, ngày càng thầm lặng như tánh tình vốn hiền lành cam chịu của anh. Anh đau khổ, anh câm nín vì nghĩ bổn phận làm con không muốn làm cha phải buồn lòng. Rồi anh vào lính, cuộc đời gian khổ trên bước đường hành quân vẫn không làm cho anh nguôi ngoai nỗi nhớ thương và lo lắng cho các em. Tiền lương không bao nhiêu nhưng anh vẫn giành dụm gởi về giúp cho các em ăn học. Rồi anh bị thương trong một chuyến hành quân nên được đưa về làm việc văn phòng. Trái tim đã chai sạn vì nỗi đau nhưng lại dễ dàng xúc cảm trước bao nhiêu nỗi khổ, anh đem thói quen quan tâm và săn sóc các em để lo lắng cho mọi người. Chiến hữu, đồng đội, lính thuộc cấp đều được anh quan tâm giúp đỡ hết lòng trong khả
năng nên ai nấy đều quý mến nể trọng.
Ngày đất nước đổi chủ, như những Sĩ Quan khác anh bị tập trung đi tù không biết ngày về. Trong tù vô cùng cực khổ, bị đánh đập, đói khát, anh vẫn kiên cường phản kháng trong câm nín. Những đêm nằm co vì bạo bệnh, anh thường bị miếng cơm nóng và miếng cá kho béo ngậy của mẹ và vợ trở về làm rộn giấc ngủ khốn khổ. Tuy rất thèm nhưng nhìn hình ảnh người vợ ốm yếu và xơ xác mỗi lần đến thăm, biết vợ con ở ngoài cũng đang gặp vô vàn khó khăn nên anh chỉ dám xin ít tép khô, cá khô và các thức ăn loại rẻ tiền nhất...Anh đã quen nhịn đói và kham khổ từ bé, chỉ cần có chút ít thức ăn cầm hơi chờ đến khi được thả ra, chỉ cầu mong vợ và các con được đủ no ấm là anh hạnh phúc lắm rồi. Vợ anh chắt chiu từng đồng, từng gói quà nhỏ mang đến cho anh giữa bao nhiêu trở ngại, nhưng nàng luôn phải khóc hết nước mắt năn nỉ vẫn không lay chuyển được anh khi anh nhất định... chia hai phần quà và chỉ nhận một nửa.
- Anh biết em thắt lưng buộc bụng mà mang hết vào đây cho anh, nhưng anh không thể ăn hết phần của vợ con, em phải mang về bớt còn không anh sẽ bỏ lại không nhận chút nào..
Hy sinh và chịu đựng đã thành nếp sống trong con người anh. Người chồng tội nghiệp của người thiếu phụ trẻ yếu đuối và những đứa con thiếu bóng cha luôn nuôi một ý chí quật cường. Anh kéo lê cuộc sống cho đến ngày cũng được thả ra. Vợ anh con anh vẫn còn kia trong ngôi nhà nhỏ, anh mừng đến run rẩy chân tay và cay xè đáy mắt. Anh luống cuống ôm choàng hạnh phúc trong vòng tay gân guốc, trái tim đập rộn ràng nhịp điệu yêu thương. Nàng đã mừng anh về bằng... nồi cá bống kho bỏ nhiều tiêu ớt cay xé lưỡi theo ý anh như thuở nào. Cá này không thấy chiếc xương nào cả, do thói quen vợ anh hay gỡ bỏ khi múc ra đĩa hay do nàng đã kho quá nhừ để có thể ăn hết khỏi bỏ phí tí nào? Anh không biết nhưng lại thấy có hình bóng người mẹ hiền đang ngồi trên bàn thờ nhìn anh mỉm cười.
Anh lại đi tìm kiếm kết nối với đồng đội chiến hữu xưa kia. Ngoài việc nhà, anh vẫn chừa thì giờ chạy xe khắp đây đó không biết mệt mỏi để mong giúp được họ phần nào. Thời đó tiền tem gởi thư ra ngoại quốc rất đắt, anh vẫn tự gởi thư đi cầu viện các bạn đã từng được anh giúp đỡ hiện đã ra đi, mong họ giúp đỡ các chiến hữu đang ngặt nghèo còn ở lại quê hương. Những bàn tay nắm chặt run run khi nhận món quà anh trao khiến anh cảm động nghẹn lời. Nhìn những đôi mắt nhăn nheo ươn ướt của sự biết ơn, anh đủ lấy làm sung sướng. Vì cho là mình vẫn còn được may mắn hơn họ, anh sẵn sàng cưu mang cả những người bạn bị gia đình bỏ rơi, mặc dù căn nhà của anh chật chội nhưng vẫn thu vén giúp chỗ ở và cơm ăn đầy đủ được, ai có đủ điều kiện thì rời khỏi, rồi lại tiếp tục đến người khác. Nụ cười méo mó của những người lính trao nhau mới ngọt ngào, thân thiết làm sao.
Vì vết thương cũ bị đánh khi còn ở trong tù phát tán ra, anh đã sớm ra đi khi nguyện ước chưa thành chỉ sau vài năm qua được xứ người. Quê hương anh còn bóng quân cướp nước, và bạn bè anh tứ tán khắp nơi, gia đình chưa ổn định cuộc sống, con cái chưa xong việc học hành. Anh nhắm mắt với nỗi sầu còn đọng quánh trong trái tim gần khô máu. Phút cuối bên tiếng khóc của vợ con, đôi mắt đã mờ đục nhưng
đầu óc còn sáng suốt lắm. Kìa Nghĩa, Hoan bạn chiến đấu của anh đang dơ tay vẫy gọi, kìa những người thân yêu, cha, mẹ, chú đang mỉm cười dang rộng vòng tay đón chào anh...
Anh lại ngửi
thấy mùi cá bống kho thơm ngát cay cay phảng phất. Mẹ anh về đón anh đi buổi
trưa mùa Hè năm ấy và từ đây anh đã hết là đứa trẻ mồ côi, danh xưng “Mồ
Côi” chuyển giao lại cho đàn con của anh nhưng anh biết chúng không bao giờ bị đói
như anh ngày xưa đâu, vì chúng còn mẹ. Anh hẹn trong lòng là sẽ về thăm, sẽ
theo bảo vệ từng bước chân của vợ con anh đến khi nào hồn phách vẫn còn trên dương
thế...
Tháng Bảy, Ngày giỗ anh.
Tháng Bảy, Ngày giỗ anh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét