Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021
Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021
MỘT CÂU HỎI CHƯA LỜI ĐÁP.- Phóng tác
Alex nghĩ rằng có lẽ Lena bị trầm cảm sau khi sinh đẻ hoặc có điều gì đó nên anh muốn để cho cô ta một thời gian để cô điềm tĩnh lại. Anh đang ở ngay bên cạnh nhưng Lena không hề để tâm đến. Cô hầm hầm kéo va li hành lý rời khỏi và để lại câu nói sau cùng rằng cô không muốn ngay cả nhìn thấy cha con Alex lần nào nữa. Thật vậy, anh không bao giờ gặp lại Lena kể từ hôm đó. Tuy nhiên anh vẫn nuôi cảm nghĩ đẹp về hành động này. Alex tự an ủi mình chắc cô ấy có việc gì đó cần phải làm chăng?. Bởi vì suốt trong thời kỳ mang thai Lena luôn miệng than thở. Nào là đứa con bé bỏng của cô ta ra đời không đúng lúc, nào là đối với cô ấy thì thời điểm lúc này không thích hợp để sinh con...
Khi con ngủ say, Alex ra ngồi thơ thẩn bên gốc cây trước nhà, đôi mắt đỏ buồn rầu ngó mông ra xa như chờ đợi. Nét mặt u sầu đăm chiêu, anh suy nghĩ đến nhức đầu mà vẫn không giải đáp nổi nỗi thắc mắc. Alex không hề có bằng chứng nào và không thể nói điều gì gọi là chắc chắn, chỉ là sự suy đoán mông lung nhưng anh có cảm giác giống như Lena đã bí mật sắp đặt trước cho tình huống này rồi. Alex luôn bị dằn vặt với ý nghĩ trong đầu không biết vì lý do gì? Bao nhiêu câu tự hỏi đều không có lời giải đáp nào thỏa đáng, và rồi Alex đành đơn độc đi khỏi nơi đau buồn đó với đứa trẻ sơ sinh trên tay. Chắc chắn là cuộc sống không dễ dàng gì bởi vì anh chỉ mới có 21 tuổi đời và đang còn là sinh viên với hai bàn tay trắng.
Thế rồi Alex bỏ trường Đại Học, quyết định cuộc sống độc thân và cố gắng làm việc. Sau bao nhiêu năm dù cực khổ đến mấy anh cũng không nản chí vì mục đích mang lại mọi sự đầy đủ cho đứa con trai bé bỏng tội nghiệp. Thật may mắn, anh đã gặp được những người tốt bụng thương cho chàng thanh niên trẻ người tốt tánh trong hoàn cảnh gà trống nuôi con. Họ thay phiên giúp đỡ cho Alex vượt qua giai đoạn khó khăn, có người đã tình nguyện chăm sóc giúp con anh trong thời gian anh đi làm. Còn có người chỉ dẫn cho anh cách nuôi dưỡng em bé. Alex rất cảm động và trong lòng anh mãi mãi ghi ơn họ.
Khi đứa bé lớn hơn một chút thì mọi việc trở thành dễ dàng hơn. Alex đã có thể gởi bé vào trường mẫu giáo để thoải mái đi làm việc mà không cần người giữ trẻ nữa. Trong thời gian này, anh lại mong được nghe được tin gì đó về người mẹ đứa bé. Alex vẫn nuôi hy vọng có dịp nào đó Lena tìm đến đây và nhận ra rằng cô không thể rời bỏ con mình như vất một vật vô giá trị vào thùng rác. Ngay cả anh đã liên lạc và để lại lời nhắn tin, Lena có thể gọi hay viết thư cho anh hoặc làm một hành động gì đó... Tuyệt đối im lặng, cô ấy như đám mây đến rồi tan đi nhanh chóng không lưu lại dấu vết gì. Alex không nghe một tin tức gì về Lena và cô ta cũng không hề dùng quyền lợi của người mẹ để đến thăm con một lần nào cả.
Vài năm trôi qua, cậu con trai nhỏ tên Paul đã biết nêu lên sự thắc mắc. Nó nhìn Alex với đôi mắt ngây thơ to tròn và thường hỏi anh tại sao mẹ lại rời bỏ nó. Tại sao cô ta không cần nó? Câu hỏi tuy đơn giản nhưng người cha lúng túng không biết làm sao để trả lời con, lâu nay tất cả sự đau buồn Alex đều giấu kín trong lòng để chỉ một mình gậm nhấm. Alex luôn cố gắng để trước mặt con trai không nói bất cứ điều gì xấu về người mẹ của nó.
Đến khi đứa bé sơ sinh ngày nào tên Paul đã 25 tuổi, cậu rất ngoan ngõan, chăm chỉ học hành và trở thành người thanh niên trẻ có kiến thức cao. Trong thâm tâm họ, hai cha con đều hãnh diện về nhau. Ông Alex đã thành công khi nuôi dậy đứa con trai bất hạnh trở thành người tài giỏi. Hai cha con từ lâu đã cùng đồng ý ngưng việc đề cập đến người vợ, người mẹ nhẫn tâm tên Lena ấy. Đó là sáng kiến của Paul và cậu muốn như thế để được vui vẻ sống với cha. Anh bảo:
- - Nếu bà ta không muốn sống chung với chúng ta thì thôi, đó là sự mất mát của bà ấy và chúng ta không cần để tâm về việc đó.
Cuộc sống tưởng chừng cứ bình lặng trôi đi như thế mãi với hai người đàn ông một lớn một nhỏ. Một ngày cuối tuần kia đột nhiên bà Lauren mẹ vợ của ông Alex, hay cũng là bà ngoại của Paul lại xuất hiện ngay trên bậc thềm nhà. Không một cú phone, không bất cứ một tin nhắn nhủ gì trước. Bà ta thản nhiên đứng trước mặt hai cha con Paul và nói rằng đến thăm đứa cháu ngoại của bà. Thoạt tiên, ông Alex sững sờ không tin được vào đôi tai và mắt mình. Ông không thể nhận ra bà ta bởi vì sự thay đổi ở hình thể của bà ta, và nhất là trong tim ông thì tất cả đã theo bụi mờ của nhiều năm trôi qua rồi. Ông Alex ngạc nhiên trước cách bà Lauren cư xử như không hề có chuyện bà ấy đã bỏ rơi cha con ông từ 25 năm trước. Bà tự nhiên giống như lúc nào cũng thế, như đã từng chăm sóc cho đứa cháu ngoại của bà ta từ lâu nay vậy. Khi Paul nhìn thấy bà Lauren, cậu cũng không nhận ra bà mặc dù ông Alex đã từng chỉ cho con trai hình của mẹ cậu và của bà ngoại cậu nữa. Họ có xúc động, có ngẩn ngơ giây lát, tuy nhiên trường hợp việc đến thăm bất ngờ của bà Lauren hôm nay thì ông Alex không thực sự nghĩ rằng hai bà cháu Paul có thể hòa hợp được với nhau.
Bà Lauren chạy vội lại tỏ ra thân thiện dơ hai tay ôm choàng lấy đứa cháu như thể bà thương yêu cháu lắm. Bà ta làm ra vẻ ngạc nhiên mà liên tục hỏi. Đứa bé ngày nào đây sao, cháu đã cao lớn quá và trở nên đẹp trai biết nhường nào! Paul lạnh lùng đẩy bà Lauren ra, cậu nhìn bà ấy với ánh mắt kiểu rất ngạc nhiên như không hiểu ai đã đến thăm mình. Ông Alex nói với con trai rằng đó là bà ngoại của cậu. Paul chỉ bật lên tiếng “Oh” rồi tránh xa khỏi vòng tay của bà Lauren. Phản ứng giận dữ biểu lộ ngay trên nét mặt, bà Lauren đưa ánh mắt gay gắt hướng về ông Alex và lên tiếng hỏi một loạt những câu tỏ rõ sự bực bội:
- - Cậu dạy con thế sao? Nó ngay cả không thèm chào bà ngoại một tiếng nữa. Nó nhìn tôi như tôi là người xa lạ lắm vậy? Cậu không nói với nó về mẹ nó và tôi sao? Hay không cho nó xem hình của tôi và mẹ nó ?
- Ông Alex điềm tĩnh nhìn bà ta bằng ánh mắt là lạ, một phút sau mới trả lời với nụ cười nửa miệng:
- - Well, trên nguyên tắc bà thực sự là người xa lạ, Lauren ạ. Paul chưa bao giờ trực tiếp nhìn thấy bà, tại sao bà lại ngạc nhiên như thế? Bà tan trong không khí cả 25 năm suốt quãng thời gian nó trưởng thành. Bây giờ bà lại mong muốn nó đối đãi với bà bằng tình yêu thương? Đó không phải là sự ảo tuởng sao?
Bây giờ Paul mới lên tiếng:
- - Bố có cho tôi xem hình ảnh của bà, nhưng tôi không cần hình mà là chính là bà ngay bên cạnh tôi cơ.
Paul nhìn bà ta với ánh mắt dửng dưng lẫn xem thường, cậu tuôn ra câu hỏi liên tiếp với Lauren. Bà ta phản ứng vô cùng lúng túng giống như không hề tưởng tượng được cháu trai mình lại có những câu hỏi đó. Paul gằn giọng:
- - Mẹ tôi đang ở đâu? Đang làm gì? Cậu nhấn mạnh từng chữ.
Bà Lauren trả lời hấp tấp, lưỡi líu lại với nhau như mừng rỡ vì nghĩ đứa cháu muốn kết lại tình thân:
- - Oh, mẹ của con rất khỏe. Hiện đang sống cùng một người đàn ông tuyệt vời và đã có 2 đứa con rất dễ thương. Cô ấy đã từng hiểu sai về sự sinh ra của con nên hành động như thế. Cô ấy cứ luôn bị ám ảnh mình là nạn nhân ở đây và lo sợ chúng tôi sẽ rời bỏ cô ấy nên mới cư xử như thế.
Phillip lại hỏi:
- - Tại sao mẹ tôi lại bỏ rơi tôi?
- - Well, Lúc đó mẹ con chỉ là cô gái trẻ, đó có thể là sự điên khùng khi cô ta có đứa con vào tuổi ấy. Lena còn cả một cuộc đời trước mặt và đứa con sẽ chỉ là sự trở ngại cho tương lai. Con phải hiểu cho mẹ con, cô ấy không muốn mất đi sự tự do của mình!
Bà ta cố gắng bào chữa. Ông Alex không còn đủ kiên nhẫn để nghe thêm những câu lố bịch ấy nữa. Ông vừa xen vào như giải thích cho con trai vừa đưa tay chỉ cho bà Lauren cái cửa để nhắc khéo, ý muốn nói rằng chúng tôi không chào đón bà trong căn nhà này, mời bà đi cho.
- - Thực sự cô ta đã đủ lớn khi sinh Paul, cô ta đã 24 tuổi trong khi tôi mới 21 và tôi không nghĩ cô ta sinh con quá sớm ở thời điểm đó. Làm như cô ta mới 14 tuổi hay sao ấy. Thực ra thì tuổi tác không là gì cả, tôi cũng có thể từ bỏ con trai tôi vì lúc đó tôi còn quá trẻ nhưng tôi đã không làm thế. Bởi vì tôi yêu con trai tôi và tôi muốn là bố của nó.
Paul lại tiếp tục đưa ra câu hỏi như muốn biết rõ hết mọi chuyện trước khi quyết định việc hệ trọng:
- - Tại sao bà không muốn là bà ngoại của tôi? Mẹ tôi rời bỏ tôi đã đành còn bà tại sao cũng bỏ tôi?
Bà Lauren cúi xuống càng lộ rõ khuôn mặt đã chảy xệ, đám đồi mồi trên da như mờ ảo, con mắt đỏ ngầu:
- - Well, Ta không có thì giờ để săn sóc con, lúc đó ta còn là một phụ nữ trẻ và cũng có đời sống riêng. Ta nghĩ, chỉ có những đứa cháu mới bắt buộc là phải săn sóc ông bà khi họ già đi thôi, và đó là lý do tại sao ta đến đây hôm nay.
Paul cười gằn mà trong lòng chua chát vô tận, tuy nhiên cậu cố kềm để giọng nói không trở nên gay gắt:
- - Vậy sao? Bà nên rời khỏi đây và đừng bao giờ trở lại. Tôi không hề muốn nhìn thấy bà lần nào nữa. Tôi không có nhiệm vụ phải giúp đỡ bà bất cứ điều gì.
Bà Lauren đanh nét mặt lại và cố tấn công lại bằng câu nói cuối cùng:
- - Đó là điều ta đã nghĩ. Đàn ông độc thân không thể nuôi dạy cho con cái trở thành người đứng đắn được.
Trước khi rời đi, bà quay sang chỉ vào mặt Paul nói thật lớn với giọng như hét:
- - Mày đúng là một đứa trẻ thô lỗ và bất lịch sự. Mày tốt nhất nên sống trong một trại trẻ mồ côi hơn là ở với người cha như bố mày.
Tức tối và thất vọng khiến mặt bà Lauren đỏ bừng,
ánh mắt long lên nét giận giữ. Bà quay lưng và bước nhanh ra khỏi căn nhà của
cha con ông Alex như bị ai rượt đuổi. Bóng bà Lauren khuất sau bức tường căn
nhà đàng trước từ lâu mà ông Alex vẫn
còn thừ người trên chiếc ghế bành. Ông chìm trong nỗi suy tư, Paul lại buồn bã đóng
chặt cửa phòng riêng như đã bị câu chuyện vừa rồi làm vấy bẩn tâm tư. Trái tim
ông Alex vẫn còn đập bồi hồi với những
hình bóng trong kỷ niệm cũ mà ông ngỡ đã bị chôn sâu, đã bị rong rêu che phủ không
còn vết tích. Tình yêu say đắm đầu đời của ông đã bị người con gái ấy đang tâm
giết chết một cách lạnh lùng. Ông đau khổ suốt mấy chục năm dài một mình nuôi
con, trong khi cô ta lại sống hạnh phúc ở một nơi với người đàn ông khác và với
những đứa con khác.... Ông vẫn không hiểu, và có lẽ mãi mãi không thể hiểu được
cái gì gọi là tình yêu thương ở một người đàn bà.
Căn nhà chìm dần trong ánh sáng nhạt hoàng hôn của mùa Thu, hơi lạnh đang len lén chen vào các khe cửa...Mọi vật, không gian đều im lặng cho dấu chấm hỏi càng lúc càng lớn và rõ dần lên. Vậy thì theo bà Lauren, kết luận là đừng nên có con khi còn quá trẻ, hoặc nếu lỡ sinh nó ra thì đừng ngại đem bỏ hay cho nó đi rồi quay trở về một vài thập kỷ sau đó. Chắc chắn là khi gặp lại chúng sẽ thương yêu mình mặc dù chúng chưa bao giờ nhận được bất cứ sự săn sóc tử tế nào từ mình cả. Thật vậy ư? Nhưng suy nghĩ cho nghiêm túc, một người có cách đối xử vô trách nhiệm với con cháu như bà Lauren mong đợi điều gì ở họ vậy nhỉ? Còn Paul cư xử như thế đúng hay là có quá đáng lắm không? Cũng phải tùy quan niệm của từng người nữa phải không quý độc giả.
Nhã Giang Thu Tâm
Phóng tác theo một câu chuyện.
Thơ xướng họa : CÁO CHUNG
Dồn nhau sắp cạn nghĩa tương đồng
Nước kia vũ khí tung hơi nóng
Xứ nọ tâm ma phả lạnh lùng
Tàu cộng gian manh càng rồ dại
Cờ Hoa Dân Chủ cũng khôn cùng
Đại bàng đảo cánh vươn đôi vuốt
Cộng sản, chuột hôi sẽ cáo chung
Kính họa
Luôn luôn vun đắp chuyện tâm đồng
Này người thí mạng xây no ấm
Nọ kẻ hy sinh chịu lạnh lùng.
Rước giặc cướp về mừng hí hửng
Xua quân cưỡng chiếm tức vô cùng
Bao năm nuốt hận đành im tiếng
Nay đã đến ngày trả nợ chung!?
Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2021
MÙI HƯƠNG CÁ BỐNG KHO CỦA MẸ
Mấy đời bánh đúc có xương,
Mấy đời dì ghẻ ờ..
Mấy đời dì ghẻ mà thương ơ... con ơ... ờ... chồng...
Tiếng ca trong cái đĩa nhạc nhà hàng xóm cứ vang mãi không ngưng nghỉ. Anh, người con trai nhà nghèo, vô cùng hiếu học nghe đi nghe lại đã thuộc lòng nhưng vẫn cảm xúc ngập tràn, con tim nhòa lệ. Bố anh là một quân nhân thường xuyên đi hành quân nơi xa, bất ngờ mẹ anh bị bạo bệnh và nằm xuống khi anh còn là cậu bé mới có 6 tuổi. Anh tuy còn nhỏ nhưng đã biết đến hai chữ sinh ly tử biệt. Anh thường tìm trốn ở một góc nào đó mà khóc thương vì nhung nhớ người mẹ hiền. Cuộc đời lính tráng luôn xông pha nơi chiến trường gió sương, quá thương bầy con nhỏ không ai chăm sóc, bố anh nghe lời bà con mai mối cho một người đàn bà từ nhà quê mang về chung sống để thay ông lo cho bầy con. Cuộc sống của anh cùng mấy anh em từ đó thực sự bắt đầu nếm trải nỗi khổ của hai chữ mồ côi mẹ.
Bà mẹ kế của anh có vẻ ngoài hiền lành chất phác, ít nói với giọng nhỏ nhẹ và cử chỉ chậm rãi dịu dàng. Ai cũng bảo cha anh có phước, ai cũng mừng cho anh em của anh vì được người mẹ kế như thế thì sẽ không phải chịu cảnh khác máu tanh lòng như 2 bé Phạm Công, Cúc Hoa trong truyện cổ tích. Chỉ một thời gian sau mọi người đã hiểu được đàng sau vẻ mặt thánh thiện quê mùa ấy là lòng dạ của một người đàn bà thâm hiểm mưu mô. Câu ca dao “Mấy đời bánh đúc có xương” quả thật không phải là bịa đặt. Chiếc xương cứng ngắc, gai góc sắc lẻm ẩn sâu trong nền bánh đúc mềm mịn chỉ chờ cơ hội để ló ra, khiến cho đàn gà con mất mẹ bị khốn khổ mà không có cách gì chống trả lại được. Những cái gai nhọn hoắt bọc trong nền nhung êm ái nhô lên để đâm chảy máu da thịt cùng ruột gan những đứa trẻ mồ côi đáng thương.
Đầu anh còn để chỏm, với lứa tuổi ăn chưa no lo chưa tới đã phải trở thành một vú em ngày ngày chăm dắt, vệ sinh cho đàn em 3 đứa mà cậu bé nhất mới thôi nôi. Hàng ngày hai bữa ăn đều phân chia riêng biệt, mâm ở nhà trên giành cho mẹ kế và đám con chung. Cả 4 anh em sẵn sàng bị tước mất phần ăn nếu đúng 4 giờ chiều chưa tắm rửa sạch sẽ, mặc dù chỉ còn một ít cơm cháy cùng mấy cái đầu cá và chút canh rau lõng bõng trên mâm. Bốn anh em ngồi dưới bếp cùng đút cho nhau ăn. Nhìn các em sì sụp nuốt cơm mà anh chảy nước mắt, nhớ mẹ... Sự đảm đang trước số tuổi đã biến anh thành đứa trẻ luôn lo âu, vội vã và thiếu hẳn nụ cười trên môi. Càng lớn lên, anh càng ý thức được thân phận của cảnh mồ côi mẹ. Anh từng bị quặn thắt ruột gan bởi cái đói hành hạ trong đêm khuya đến trằn trọc mãi, rồi thiếp đi với giấc mơ được ngồi bên người mẹ hiền cạnh nồi cơm đầy bốc khói, được mẹ rẽ cho từng miếng cá bống kho béo ngậy, có vài lát ớt đỏ tươi và hành lá xanh xanh bầy trên mặt thật hấp dẫn, thật cay nhưng ngon vô cùng, nhất là ăn được buồng trứng vàng nữa thì tuyệt. Anh tuy ăn đã no căng bụng mà không muốn ngừng miệng. Giật mình tỉnh giấc, trong bóng đêm anh lại lặng lẽ khóc vì nhớ mẹ. Lâu dần cái đói trở thành nỗi ám ảnh trong đầu óc non nớt thơ ngây cho đến ngày anh nhắm mắt lìa đời.
Không ai hiểu tại sao gia cảnh của anh càng ngày càng trở nên túng thiếu. Bố thật thà nghe lời đâm thọt của vợ kế, cứ tưởng đám con lớn nhanh quá tỉ lệ thuận với việc ăn mặc và tiêu dùng nhiều hơn nên tốn kém. Trước khi mẹ anh mất gia đình anh thuộc vào diện trung lưu bởi mẹ anh xưa nay nổi tiếng là người buôn bán giỏi, rất chịu thương chịu khó. Bà mẹ kế xuất hiện không bao lâu, số vàng lớn cất giữ trong ngăn tủ thờ bỗng một hôm phát hiện ra đã không cánh mà bay từ lúc nào không ai biết, mặc dù ổ khóa vẫn còn nguyên vẹn và không hề có dấu vết cạy mở của trộm cướp!
Bà mẹ kế ăn trắng mặc trơn, ra vào đủng đỉnh ra vẻ khuê các, bà ngồi chỉ tay năm ngón sai biểu mấy anh em anh. Trong khi em gái anh chỉ vừa lên 11 tuổi đã phải cáng đáng bao nhiêu việc nhà, nấu nướng, hàng ngày giặt giũ một đống quần áo cho cả nhà lớn bé. Hai bàn tay bé xíu chai sần và luôn ửng đỏ đến nứt nẻ mà chẳng có một miếng thuốc bôi, chưa kể những câu chửi cay độc và những cái roi quất liên hồi lên thân thể gầy nhom vì bị cho là làm việc chậm chạp. Mỗi buổi chiều cô phải gánh nước đổ đầy bể cho cả nhà dùng, mặc dù có cái giếng ngay trước sân... Sức học cô vì thế bị giảm sút nên thi vào trường công bị rớt. Học trường tư thì hàng tháng không tiền đóng học phí nên đành trốn lên trốn xuống không dám đến trường. Cô có chiếc áo dài đi học rách nát vá víu lung tung vẫn không dám xin tiền may cái mới, nước mắt ăn mãi đã no nên không còn để tủi cho thân mình nữa.
Riêng anh, mấy năm Trung Học bắt buộc phải mang Sandal mới được vào trường. Bàn chân mau lớn của anh không thể mang vừa đôi Sandal cũ mèm từ ba bốn năm trước, nó đã mòn vẹt lại ngắn ngủn làm đau nhức mỗi bước chân nên đành phải đi chân không trên đường, đôi sandal bỏ vào cặp sách khi vào lớp mới mang. Tuy thế người con trai với chiếc áo vá vai sờn cổ vẫn học rất giỏi. Nào bằng khen la liệt trên vách tường, sách vở phần thưởng chất đầy góc nhà. Bố anh thương con đến đứt ruột khi mở tủ quần áo kiểm soát, mỗi lần về phép ông đều dắt các con đi mua sắm. Tuy thế nhưng cũng không có cách nào hơn vì ông không thể đào ngũ để ở nhà với các con. Khi ông đi khỏi thì bà ta lại tiếp tục đầy đọa đám con chồng, ông về thì bà ta to nhỏ nói xấu con chồng để mấy anh em còn bị la mắng mà không dám một lời than thở.
Sự vắng mặt quanh năm của Bố anh khiến bà mẹ kế không còn kiêng nể ai nữa. Bà dung dưỡng đám em chuyên nghề bài bạc tha hồ đến lấy gạo và thức ăn về, tha hồ ra tiệm may sắm mang hóa đơn cho bà ta trả. Bất thần, một hôm đứa con đầu lòng của bà ta vô tình khoe. Hóa ra bà mẹ kế âm thầm bòn rút của nhà chồng mua trâu bò làm của riêng, bà ta mang về gởi cho đám em nuôi giúp. Ít lâu sau đám người ấy chơi bài bạc bị thua lớn nên đã bán mất cả đàn bò để gỡ gạc. Mấy chị em bà ta rượt đuổi ầm xóm, đánh chửi nhau không tiếc lời nên phải từ mặt nhau luôn. Lâu sau thêm một việc làm động trời nữa bị lộ ra ánh sáng. Ngôi vườn rộng lớn cả hai mẫu luôn oằn trĩu trái cây do cha mẹ anh bao năm gầy dựng và để cho bố mẹ anh dưỡng già, trong đó có một khoảng đất giành riêng cho những phần mộ của toàn gia đình. Bà ta cũng âm thầm bán bỏ mất tự bao giờ mặc dù ngôi vườn đó là nguồn hoa lợi để sinh sống hàng tháng...
Cứ thế cuộc sống trôi đi trong thầm lặng, ngày càng thầm lặng như tánh tình vốn hiền lành cam chịu của anh. Anh đau khổ, anh câm nín vì nghĩ bổn phận làm con không muốn làm cha phải buồn lòng. Rồi anh vào lính, cuộc đời gian khổ trên bước đường hành quân vẫn không làm cho anh nguôi ngoai nỗi nhớ thương và lo lắng cho các em. Tiền lương không bao nhiêu nhưng anh vẫn giành dụm gởi về giúp cho các em ăn học. Rồi anh bị thương trong một chuyến hành quân nên được đưa về làm việc văn phòng. Trái tim đã chai sạn vì nỗi đau nhưng lại dễ dàng xúc cảm trước bao nhiêu nỗi khổ, anh đem thói quen quan tâm và săn sóc các em để lo lắng cho mọi người. Chiến hữu, đồng đội, lính thuộc cấp đều được anh quan tâm giúp đỡ hết lòng trong khả
năng nên ai nấy đều quý mến nể trọng.
Ngày đất nước đổi chủ, như những Sĩ Quan khác anh bị tập trung đi tù không biết ngày về. Trong tù vô cùng cực khổ, bị đánh đập, đói khát, anh vẫn kiên cường phản kháng trong câm nín. Những đêm nằm co vì bạo bệnh, anh thường bị miếng cơm nóng và miếng cá kho béo ngậy của mẹ và vợ trở về làm rộn giấc ngủ khốn khổ. Tuy rất thèm nhưng nhìn hình ảnh người vợ ốm yếu và xơ xác mỗi lần đến thăm, biết vợ con ở ngoài cũng đang gặp vô vàn khó khăn nên anh chỉ dám xin ít tép khô, cá khô và các thức ăn loại rẻ tiền nhất...Anh đã quen nhịn đói và kham khổ từ bé, chỉ cần có chút ít thức ăn cầm hơi chờ đến khi được thả ra, chỉ cầu mong vợ và các con được đủ no ấm là anh hạnh phúc lắm rồi. Vợ anh chắt chiu từng đồng, từng gói quà nhỏ mang đến cho anh giữa bao nhiêu trở ngại, nhưng nàng luôn phải khóc hết nước mắt năn nỉ vẫn không lay chuyển được anh khi anh nhất định... chia hai phần quà và chỉ nhận một nửa.
- Anh biết em thắt lưng buộc bụng mà mang hết vào đây cho anh, nhưng anh không thể ăn hết phần của vợ con, em phải mang về bớt còn không anh sẽ bỏ lại không nhận chút nào..
Hy sinh và chịu đựng đã thành nếp sống trong con người anh. Người chồng tội nghiệp của người thiếu phụ trẻ yếu đuối và những đứa con thiếu bóng cha luôn nuôi một ý chí quật cường. Anh kéo lê cuộc sống cho đến ngày cũng được thả ra. Vợ anh con anh vẫn còn kia trong ngôi nhà nhỏ, anh mừng đến run rẩy chân tay và cay xè đáy mắt. Anh luống cuống ôm choàng hạnh phúc trong vòng tay gân guốc, trái tim đập rộn ràng nhịp điệu yêu thương. Nàng đã mừng anh về bằng... nồi cá bống kho bỏ nhiều tiêu ớt cay xé lưỡi theo ý anh như thuở nào. Cá này không thấy chiếc xương nào cả, do thói quen vợ anh hay gỡ bỏ khi múc ra đĩa hay do nàng đã kho quá nhừ để có thể ăn hết khỏi bỏ phí tí nào? Anh không biết nhưng lại thấy có hình bóng người mẹ hiền đang ngồi trên bàn thờ nhìn anh mỉm cười.
Anh lại đi tìm kiếm kết nối với đồng đội chiến hữu xưa kia. Ngoài việc nhà, anh vẫn chừa thì giờ chạy xe khắp đây đó không biết mệt mỏi để mong giúp được họ phần nào. Thời đó tiền tem gởi thư ra ngoại quốc rất đắt, anh vẫn tự gởi thư đi cầu viện các bạn đã từng được anh giúp đỡ hiện đã ra đi, mong họ giúp đỡ các chiến hữu đang ngặt nghèo còn ở lại quê hương. Những bàn tay nắm chặt run run khi nhận món quà anh trao khiến anh cảm động nghẹn lời. Nhìn những đôi mắt nhăn nheo ươn ướt của sự biết ơn, anh đủ lấy làm sung sướng. Vì cho là mình vẫn còn được may mắn hơn họ, anh sẵn sàng cưu mang cả những người bạn bị gia đình bỏ rơi, mặc dù căn nhà của anh chật chội nhưng vẫn thu vén giúp chỗ ở và cơm ăn đầy đủ được, ai có đủ điều kiện thì rời khỏi, rồi lại tiếp tục đến người khác. Nụ cười méo mó của những người lính trao nhau mới ngọt ngào, thân thiết làm sao.
Vì vết thương cũ bị đánh khi còn ở trong tù phát tán ra, anh đã sớm ra đi khi nguyện ước chưa thành chỉ sau vài năm qua được xứ người. Quê hương anh còn bóng quân cướp nước, và bạn bè anh tứ tán khắp nơi, gia đình chưa ổn định cuộc sống, con cái chưa xong việc học hành. Anh nhắm mắt với nỗi sầu còn đọng quánh trong trái tim gần khô máu. Phút cuối bên tiếng khóc của vợ con, đôi mắt đã mờ đục nhưng
Tháng Bảy, Ngày giỗ anh.
Thứ Năm, 8 tháng 7, 2021
KING PROTEA FLOWER
KING PROTEA FLOWER
Không hổ với danh xưng là hoa "Vua". Dáng hình to lớn, ngạo nghễ ngửa mặt lên trời hứng chịu gió sương. Đây là loài hoa độc nhất và chắc chắn trông rất xa lạ với hành tinh của chúng ta.
King Protea đơn giản là loài hoa xuất thân từ bản địa của Nam Phi. Nó được biết đến vì có kích thước bất thường với ngoại hình và màu sắc kỳ lạ. Nhụy nằm chính giữa là khối cầu to như cái bát được thiết kế như chiếc lồng đèn, các cánh xòe ra bao bọc chung quanh. Phù hợp với vóc hình, King Protea tạo ra một lượng lớn mật hoa nên có thể thu hút cả những con chim rất lớn khi đói bụng.
King Protea được xem là quốc hoa, là bản sắc riêng biệt của Nam Mỹ. Bạn có thể tìm gặp chúng ở bất cứ đâu trên đất nước này. Những đội thể thao của African lấy biệt hiệu từ loại hoa King Protea này.
Thứ Tư, 7 tháng 7, 2021
HOA LAN "VỊT BAY" FLYING DUCK ORCHIRD
HOA LẠC TIÊN- CHANH DÂY
HOA SALA - VÔ ƯU
LAN BẠCH HẠC
LAN BẠCH HẠC
HOA MÔI
HOA BỈ NGẠN
HOA BỈ NGẠN
Bỉ Ngạn có tên khoa học là: Lycoris radiata.
Bỉ Ngạn có khá nhiều tên gọi riêng ở mỗi vùng miền và có nhiều truyền kỳ, nên ngày nay cây có nhiều tên gọi như: tỏi trời tỏa, thạch tán, hoa thạch toán, vô nghĩa thảo, u linh hoa, hoa địa ngục, tử vong xuyên hoa. Bỉ ngạn lần đầu tiên được tìm thấy ở Nhật bản và Trung Hoa. Có nhiều thần bí xoay quanh cây Bỉ ngạn, được xem là dòng hoa rất bỉ ẩn đối với con người, câu chuyện bi thương, tình yêu thế gian đều gắn liền với truyền thuyết nói về cây hoa bỉ ngạn và điều đặc biệt của loài hoa này.
1.Lá
cây
Có rất nhiều tác dụng trong việc ức chế sự phát triển của các loài cỏ dại xung quanh vì vậy khi thấy cây, cỏ xung quanh gần như không thể phát triển, nếu tận dụng tốt lượng lá của băm nhỏ và trộn với đất thì sẽ hạn chế cỏ dại phát triển trong đất.
2. Hoa bỉ ngạn
Loài hoa này được biết đến là dòng hoa có nhiều màu sắc. Hoa bỉ ngạn có ba màu chính: Đỏ, trắng và vàng. Phổ biến nhất là hoa màu đỏ. Hoa có màu đỏ rực rỡ như máu, cành hoa dài vươn lên từ mặt đất, trên đài gồm một cụm hoa khoảng 5 đến 7 nụ, khi nở xòe tròn ra mọi hướng, trông như con chim công đang múa, khi có hoa thì không có lá.
Mỗi màu đều có đặc điểm và ý nghĩa riêng trong cuộc sống. Hoa của bỉ ngạn còn có thể làm giảm mụn sưng, giúp giảm đau thấp khớp, các bài thuốc trong đông y đều có chưa một ít hoa bỉ ngạn. ngoài ra khi trồng cây hoa bỉ ngạn sẽ làm hạn chế chuột và các loại côn trùng khác tới phá hoại cây.
3.Củ
hoa bỉ ngạn
Củ của loài cây này có chứa một lượng độc tố nhất định, khi ăn phải sẽ gây nên tình trạng nôn mửa, gây tê liệt thần kinh, nếu không kịp thời phát hiện, cứu chữa kịp thời sẽ có thể dẫn tới tử vong. với lượng độc tố như vậy lại có tác dụng rất tốt khi được các nhà thuốc đông y sử dụng, điều chế thành các bài thuốc giảm đau, sưng tấy, chống viêm, không được tự ý sử dụng khi chưa được các bác sĩ hướng dẫn.
Hoa bỉ ngạn có thời gian sinh trưởng khá ngắn chỉ từ mùa Xuân và tới mùa Hè là cây phát triển, khi tới mùa Thu cây sẽ rụng lá và hoa sẽ lên.
St