Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

VẪN CÒN ĐÂY KHÓM HOA VÀNG























VẪN CÒN ĐÂY KHÓM HOA VÀNG
 
Xuân sắp qua rồi đón Hạ  sang
Tôi đi thăm viếng khóm hoa vàng
Trong chiều nắng đổ, đường thanh vắng
Hằn giữa khung trời một bóng hoang.
 
Gió thở miên man mấy nhịp dài  
Lắt lay cành úa tiếc mùa phai  
Cố vươn dáng nhỏ, buồn xao xác
Những cánh hoa buồn đợi thoát thai…
 
Trên nền xanh ngắt ẩn xa xa
Mây trắng lặng lờ như sắc pha
Hoa nắng lung linh mờ nhân ảnh
Sau lưng ngơ ngác dấu chân nhòa.
 
Bất chợt Xuân phong lại thổi tràn
Như thầm tiếc nuối chuỗi thời gian     
Khóm hoa mừng rỡ, cười nghiêng ngả
Có biết ngậm ngùi chuyện hợp tan?…
 
Nhã Giang Thu Tâm


Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

MỘT CÕI TRỜI RIÊNG

 




















MỘT CÕI TRỜI RIÊNG

Tựa gốc cây một ngày Xuân nắng ấm
Đầu tháng Năm cây cỏ đã xanh tươi
Tôi đi tìm những giây phút thảnh thơi
Nơi thanh vắng trong tiết trời lành lạnh.
Chung quanh tôi cả một vùng cô quạnh
Thưa người qua và lặng ngắt tiếng cười
Bức tranh hoang sơ có cảnh không lời
Chíu chít tiếng chim gọi nhau âu yếm.
Nửa hồn thơ cho thiên nhiên xâm chiếm
Giấu nắng vàng trong đáy mắt mênh mang
Tóc thôi bay để làn gió lang thang
Tìm chỗ ẩn, đợi chờ người bừng tỉnh.
Cả tâm tư đắm chìm trong thanh tĩnh
Nghe bước chân hạnh phúc đến nhẹ nhàng
Mây vẫn đang lả lướt chở mùa sang
Ngàn cây lá xạc xào câu trìu mến .
Đàn thiên nga bỗng từ đâu tìm đến
Cho ý tình lay động cả lời thơ
Để tâm tư trôi dạt chốn cung mơ
Đường tiên cảnh đẫm ngọt ngào rung cảm...

Nhã Giang Thu Tâm

NẮNG XUÂN

 
























Xuân về ấm áp nắng vàng rơi
Hoa lá nở xinh vạn sắc tươi
Tím đỏ đua chen màu rực rỡ
Ngạt ngào hương tỏa ngát khung trời...


NGTT



Chủ Nhật, 9 tháng 5, 2021

EM TÔI

 
EM TÔI
(Phần một)
 
Đã có nhiều người bàn luận và viết về vấn đề tâm linh thần bí, không hiểu có được bao nhiêu người tin ở những câu chuyện này.  Riêng tôi, tất cả những gì đến với tôi rất rõ ràng khiến tôi tin tuyệt đối là con người sau khi qua đời đều có linh hồn, có cuộc sống như chúng ta ở cõi thế. Vâng, bởi vì từ lúc tôi chưa bước qua khỏi ngưỡng cửa học đường thì tôi đã cảm nhận được những người thân yêu trong gia đình tôi vẫn còn luẩn quẩn quanh căn nhà từng sống, qua những lần tôi nhận được sự truyền cảm tâm linh từ những giấc mơ mà sau đó minh chứng là thật.
 
Có người bảo nếu người nào khi qua đời mà chưa hoàn thành ý nguyện thì sẽ không thể yên tâm mà ra đi vĩnh viễn. Mặc dù thể xác họ đã nằm sâu dưới ba tấc đất, thịt xương đã nát tan và cho dù họ không thể làm được gì để giải tỏa sự lo lắng hay giúp đỡ cho ai, họ vẫn trở về trong hồn ma bóng quế quanh quẩn bên người thân. Họ sẽ chỉ cho những ai “Hạp mạng” nhìn thấy họ hay được biết điều họ muốn dặn dò. Chỉ khi nào người được hoàn toàn yên tâm về mọi sự trên cõi đời mới thanh thản ra đi vĩnh viễn. Tôi rất tin ở điều này.
 
Có phải tôi là người .. yếu bóng vía nhất không mà trong số tất cả thành viên trong gia đình từ Bố tôi, Mẹ tôi đến em gái sau khi mất đi, họ đều về với riêng một mình tôi, báo mộng hoặc chỉ ghé thăm.... Nhất là cô em gái nghịch ngợm thường hay bị tôi la mắng. Nghĩ đến em, tôi không khỏi mủi lòng thương tiếc. Em là đứa con gái rất tài hoa nhưng bạc mệnh ở tuổi mới 31. Cuối tháng Tư này là giỗ thứ 35 năm của em. Ngày tháng dù có lâu đến mấy cũng không thể phai nhạt trong tâm tưởng tôi. Hình bóng em như vẫn thường trở về mỗi lần tôi nghĩ về gia đình.
 
TRỞ VỀ BÁO MỘNG
 
Lần thứ nhất, hôm ấy là ngày thứ Ba, sau 1 tuần đưa em đi. Từ buổi tối trước chúng tôi đã chuẩn bị để đến trưa ngày mai mang trái cây và nhang đèn lên Chùa cúng tuần thứ nhất cho em, vì cơm chay đã đặt sẵn ở Chùa làm giúp cho tiện. Đúng 4 giờ sáng, giờ em nhắm mắt lìa đời,  em về tìm khi tôi đang chìm sâu trong giấc ngủ muộn màng vì buổi tối thức khuya lo công việc và đứa con nhỏ không khỏe nên trằn trọc mãi. Nghe tiếng người hàng xóm gọi lớn bên tai khiến tôi choàng tỉnh giấc:
 
-        Cô T ơi, cô Th về thăm cô nè.
 
Tôi hoảng hốt mắt nhắm mắt mở trổi dậy bước ra mở cửa, ngoài trời vẫn còn mờ mờ với ánh đèn đường hắt vào. Em đứng phía ngoài cánh cổng trong bộ đồ đen bóng loáng như sũng nước, bên cạnh là chiếc xe đạp cùng chiếc giỏ xách màu đỏ quen thuộc máng trên một bên tay lái như thường lệ. Tôi vừa mở khóa cánh cổng, em đã vụt qua mang theo làn gió lành lạnh bước vào nhà rồi đi thẳng đến đứng dưới trang thờ ngoài phòng khách, nhất định không chịu vào phía trong nhà dù tôi thúc giục. Đôi mắt em nhìn tôi buồn bã, nét mặt trắng bệch.
 
Như phản xạ tự nhiên, tôi bất giác sờ lên hai cánh tay của em hỏi:
 
-        Em có lạnh không, sao ướt hết vậy?
 
Câu hỏi chưa ra hết cửa miệng thì tôi đã giật mình rụt tay lại vì chợt nhận ra, cả người em lạnh như đá chứ không hề bị ướt như tôi tưởng. Thật ra ngoài trời tạnh ráo chứ đâu có giọt mưa nào, tôi rùng mình vì cái tê buốt từ em truyền qua và ý nghĩ lóe lên bất ngờ trong trí khiến tôi như ngạc nhiên:  “Da thịt người chết sao mà lạnh quá vậy!”. Tôi cười hỏi:
 
-        Em đói không, chị lấy gì cho ăn nhé.
 
Giọng em tôi như từ xa xăm vọng lại, rời rạc và mơ hồ:
 
-        Không, em không đói đâu. Chị ơi, chị bi...ết khô...ông, e...e...em chết rồi!
 
Không hiểu sao lúc này tôi vẫn không biết sợ hãi, chỉ bàng hoàng giây phút:
 
-        Chị biết rồi, nhưng em có điều gì muốn nói với chị hay sao?
 
Em lại run run cất giọng:
 
-        E... e...m em ch...chết... o...an, chị ơi!
 
Tôi như tê dại cả người nên hỏi dồn:
 
-        Oan là sao, kể cho chị nghe đi.
 
-        Chị có nhớ hồi trước em hay kể cho chị nghe về cô bạn làm chung phòng hay lén lấy trộm thuốc đem đi bán không, em khuyên nhiều lần nhưng không được và cô ta đã để bụng nên tìm dịp trả thù em. Trên đường đi làm về, em đang đạp xe thì cô ta vượt lên đi bên cạnh rồi lấy chân đạp vào xe của em, em ngã xuống mặt đường và bị xuất huyết não mà không biết... Chị hãy giúp em, tên cô ta là ....
 
Tôi đã nhớ ra câu chuyện em đã kể từ cả mấy tháng trước. Sau đó em thường đến nhà tôi chơi và hay than đau đầu. Tôi vẫn lấy thuốc cho em uống mà thắc mắc hỏi sao em đang làm việc ngay trong bệnh viện Chợ Rẫy mà không đi khám thử xem bệnh gì. Em bảo vì bận quá nên không có thì giờ. Tôi vì bận rộn chuyện gia đình và công việc nên chỉ nhắc nhở em thôi, lúc đó em đã lấy chồng và ở riêng, mà chồng em lại không ở bên cạnh. Lần lữa mãi đến khi bệnh nặng quá em bất ngờ bị ngất đi thì mẹ tôi mới đưa em đi cấp cứu. Và em ra đi không lâu sau đó....
 
Tôi rơi nước mắt, nói với em trong nghẹn ngào:
 
-        Thương em quá, nhưng mà thôi Th ạ, chẳng qua là cái số của em ngắn ngủi. Chắc cô ấy không phải cố tâm hại em, biết đâu chỉ lỡ đùa nghịch thôi. Mong em cũng cho chị quên tên cô gái ấy đi, chị không muốn nhớ để thêm buồn giận, mà cũng không thể dùng cách gì mà hại lại cô ta được.  Em cũng đừng nên hận cô ấy nữa, đừng dùng cách gì ám hại cô ta mà hãy dùng lòng tha thứ để đối lại. Em hãy yên tâm ra đi để đầu thai làm kiếp khác, chị hy vọng em sẽ được sung sướng và hạnh phúc hơn.  
 
Em lặng thinh nhìn tôi một lúc rồi ra đi lúc nào không hay... tôi giật mình tỉnh lại. Theo thói quen nhìn vào chiếc đồng hồ tay có dạ quang: 4 giờ 10 phút sáng.  Tôi kể lại giấc mơ như thật đó cho chồng tôi nghe, anh chỉ vỗ về tôi:
 
-        Ngủ đi em, chắc vì em thương nhớ cô ấy quá nên nằm mơ thấy thôi, không có gì đâu.
 
Sáng dậy tôi vẫn nhớ như in tên cô gái mà em tôi nhắc đến hồi khuya. Xưa nay tôi chưa hề gặp và biết về người bạn nào của em gái, nhất là người làm việc chung nên cũng bán tín bán nghi. Trước khi đi chợ tôi dặn dò cậu em trai chạy xe lên Bệnh viện Chợ Rẫy hỏi thăm xem,  có cô nhân viên tên ... làm ở phòng thuốc không? Và bất ngờ thay, đó là sự thật khiến tôi rùng mình lo lắng. Một tin bàng hoàng nữa là sau khi em gái tôi nhập viện, cô ta đã bị đuổi gần 1 tháng trước vì lý do gì đó mà họ không nói rõ.
 
Tôi thu xếp để hai chị em cùng đi tìm đến tận nhà cô gái kia, trong lòng vô cùng bồn chồn. Vòng vòng khá lâu dưới trời nắng chang chang như đổ lửa mặc dù Saigon mới vào đầu tháng Năm, chúng tôi đã đứng trước căn nhà trong một hẻm sâu hun hút, nhìn nhếch nhác từ phía ngoài mặt tiền. Cô gái ra mở cửa tiếp chúng tôi với bộ quần áo bèo nhèo, tóc tai xơ xác và nét mặt ngơ ngác, tôi vội lên tiếng trước:
 
-        Chúng tôi là chị và em trai của Th, làm chung phòng với cô ở Bệnh Viện Chợ Rẫy đây.
 
Cô gái bỗng bất ngờ thay đổi sắc, mặt tái xám và miệng lắp bắp:
 
-        Chị muốn gì? Em không hề có ý hại Th đâu. 
 
-        Chúng tôi chỉ muốn nói chuyện với cô giây lát thôi, không có gì đâu đừng lo lắng. Tôi lên tiếng trấn an khi thấy vì vẻ hoảng hốt đáng thương của cô ta.
 
Vừa vào tới bên trong nhà, đập vào mắt tôi là hai đứa trẻ một gái khoảng 5 tuổi, đứa bé trai cỡ 2 tuổi. Cả 2 đều trông gầy ốm xanh xao, áo quần cũ nát đang ngồi dưới nền gạch. Thấy chúng tôi vào, chúng giương đôi mắt tròn vo rất dễ thương nhìn chòng chọc rồi bỗng đứng lên lại gần ôm lấy chân cô ta mếu máo:
 
-        Mẹ ơi con đói bụng...
 
Tôi mở giỏ lấy gói bánh mới mua định mang về cho con ăn đưa cho hai đứa trẻ, chúng mừng rỡ chạy ngay đến chụp vội lấy rồi quay lưng liền như sợ bị lấy lại. Nhìn ánh mắt sáng rỡ thèm thuồng tội nghiệp của 2 đứa trẻ ấy tôi nhận ra một điều, trong cảnh túng thiếu này với hai đứa con dại đói khát nên cô ta mới làm liều bất chấp hậu quả. Tôi chạnh lòng nghĩ tới hoàn cảnh của mình khi chồng còn trong tù Cộng sản, cũng một nách hai đứa con thơ và không người thân thích giúp đỡ. Tuy nhiên tôi không hề có ý tưởng tiêu cực như cô ta, tôi chỉ biết ngày đêm cố gắng làm đủ mọi việc không nàn cực nhọc hay khó khăn để kiếm đủ tiền nuôi chồng và con.  
 
Tôi đâm ra thương hại và để tránh sự ngại ngùng cho cô gái nên lên tiếng:
 
-        Nhờ em gái tôi hiện về mách bảo nên tôi mới biết tên của cô mà đi tìm. Tuy nhiên tôi chỉ muốn báo cho cô biết là em tôi đã chết vì bị xuất huyết não sau khi bị té xe sau đó có 3 tháng. Đáng ra dù có không phải là người gây ra tai nạn cho em tôi, ngày đám tang nó cô cũng nên đến thắp cho nó một nén nhang đưa tiễn mới gọi là đúng, huống chi cô.
 
Cô gái ngồi cúi đầu rưng rưng nước mắt không nói gì cho đến lúc chúng tôi từ giã.. Trên đường về, tôi bâng khuâng tự hỏi không hiểu trong lòng cô có chút nào hối hận hay áy náy gì không trong cái im lặng đó, sự im lặng kia có ý nghĩa gì? Tôi lắc đầu cho mọi ám ảnh trôi qua, dù sao tôi đã thỏa mãn điều nghi ngờ sự trung thực của giấc mơ mà em tôi đã về báo, vậy là đủ. Tôi không có mục đích trả thù hay trách móc gì người đã gián tiếp làm cho cô em gái xinh đẹp và tài hoa của tôi bị chết oan ức tức tưởi khi mới hơn ba mươi tuổi đầu.  
 
Người ra đi sớm biết đâu là điều hay, nếu trên trần thế phải chịu đựng một cuộc sống luôn đau khổ hay bị nhiều dằn vặt. Tôi chỉ biết cầu nguyện cho hương hồn em tôi mau được siêu thoát, ở bên kia thế giới chắc em sẽ được bình an và may mắn hơn. Sau đó tôi quên luôn tên cô gái ấy, nhưng em gái tôi vẫn về với tôi mỗi tuần, đúng ngày thứ Ba vào 4 giờ sáng suốt thời gian còn trong thất tuần...
 
 
Nhã Giang Thu Tâm
Tháng Năm 2021


Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

THÁNG NĂM TULIP NỞ

 





























Mơn mởn những cánh hoa tươi
Ngàn bông Tulip thảnh thơi giữa đời
Sắc hương ngào ngạt dâng người
Hồn thơ ru mãi những lời yêu thương...
Tháng Năm đua sắc trong sương
Long lanh hạt ngọc còn vương nụ tình
Hoa mời người tựa bóng hình
Mênh mang một cõi ta mình kết giao.
Đón từng tia nắng trên cao
Hòa trong những tiếng xôn xao đất trời
Cùng nhau nở chín nụ cười
Chia nhau hạnh phúc sáng ngời mắt môi...

Nhã Giang Thu Tâm


LINH LAN

 














LINH LAN  
 

Tôi có biết một loài hoa thanh khiết
Trắng tinh khôi, nho nhỏ những búp xinh
Thật đơn sơ nhưng ý nghĩa chân tình
Đem may mắn, thương yêu cho nhân loại
 
Tình rạn nứt vì trót điều khờ dại
Trái tim đau lúc hờn trách, hiểu lầm
Hoa Linh Lan là sứ giả âm thầm
Là tơ sợi gắn hàn cho đôi lứa.
 
Tháng Năm về Hoa Chuông tròn câu hứa
Hạnh phúc lành nhờ vòng cưới Linh Lan
Ngọt ngào tươi mang sức sống chảy lan
Hương quyến rũ ẩn sâu bao hàm ý
 
“Our Lady’s Tears“ một tương truyền thần bí
“Ladder to Heaven” thang đến thiên đàng
“Lily Constancy” tình nghĩa vàng
Chuông bé nhỏ  “May Bells” đừng quên nhé.
 
Ôi thương sao, những nụ hoa be bé
Không yêu kiều, chẳng lộng lẫy kiêu sa  
Nàng Linh Lan mang trọng trách cao xa
Thân yếu ớt nhận trên vai gánh nặng  
 
Đời ý nghĩa nhờ bao điều thầm lặng.
Thượng Đế luôn kèm thâm ý của Ngài
Trên muôn vật ai hiểu nghĩa đúng sai
Lật hai mặt nhìn sâu mà thấm thía...
 
Nhã Giang Thu Tâm

 


Chủ Nhật, 2 tháng 5, 2021

NHỮNG NGƯỜI BẤT TỬ - GIỚI THIỆU SÁCH

 

“Trong cuộc chiến, người lính rất khổ nhưng ngày xưa, cha tôi, và ngay cả chồng tôi, những chiến sĩ Quân Lực VNCH, cũng chưa bao giờ kể về sự gian khổ của đời lính chiến đấu như thế nào. Bởi vì với người lính, đó là ‘Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm,’ chiến đấu là một trách nhiệm mà tất cả những quân nhân Quân Lực VNCH luôn ghi nhớ,” nhà văn Nhã Giang Thu Tâm chia sẻ.

Nhã Giang Thu Tâm ký tặng sách “Những Người Bất Tử” trong buổi ra mắt sách. (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Trong phần trình bày của mình, diễn giả Phạm Trần Anh, cũng là một sử gia, đã tóm lược tâm tình người đọc tập sách “Những Người Bất Tử.” Trong đó, ông nêu lên “Nỗi ngậm ngùi cùng với những cảnh đời có thật trong chiến tranh, những trận đánh đẫm máu không quản hy sinh đời mình để bảo vệ miền Nam tự do, những câu chuyện thương tâm xuất phát từ trái tim gan góc, ý chí can trường của người lính. Nếu tác giả cuốn sách ra mắt hôm nay không kể lại, có lẽ rất đông chúng ta không bao giờ hình dung ra được.”

Tập sách dày hơn 200 trang, trong đó có những vần thơ xen kẽ với những chuyện ngắn đầy nước mắt của mất mát, chia ly, của hệ lụy và đau thuơng sau ngày 30 Tháng Tư, tưởng chừng như một trường thiên bi hùng ca bất tận.

Đọc “Những Người Bất Tử,” ở trang 48-53, người ta biết được một câu chuyện vô cùng bi thảm nhưng không kém màu sắc kiêu hùng:

“Cuối Tháng Ba, 1975, chiếc trực thăng vận tải Chinook CH.47 định mệnh lúc đó chở 60 người dân tị nạn cùng 4 sĩ quan phi hành đoàn bay trong cơn gió lớn, dưới bầu trời đầy mây mù che phủ, với trọng tải quá mức, phi cơ không cất lên cao được. Tới bãi biển Sa Huỳnh, Đà Nẵng, phi công đang tìm cách hạ cánh thì bị trúng đạn Việt Cộng. Áo người phi công phụ loang máu đỏ nhưng cuối cùng, chiếc trực thăng cũng đáp xuống được bên bờ biển. Người chiến binh lâm nạn, Trung Úy Hương, biết mình phải đền nợ nước nhưng cương quyết không để bị bắt. Anh bắn chết người yêu trước rồi xin Đại Úy Nguyễn Thanh Dũng cho anh phát đạn để chết theo. Sau đó Đại Úy Dũng cũng bình tĩnh quỳ xuống tự sát theo đồng đội!”

Diễn giả Phạm Trần Anh giới thiệu sách “Những Người Bất Tử.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Ở trang 126, là câu chuyện kể về Trung Sĩ Vũ Tiến Quang, xuất thân trường Thiếu Sinh Quân. Ngày 30 Tháng Tư, 1975, tại Tiểu Khu Chương Thiện, sau khi chống trả tới viên đạn cuối cùng, Trung Sĩ Quang đã hiên ngang đứng thẳng trước mũi súng quân xâm lược, khẳng khái vạch trần sự mù quáng của Cộng Sản và lãnh nguyên một băng đạn thù phá vỡ lồng ngực anh. Ba ngày sau, vị hôn thê xinh đẹp của Quang trong bộ áo trắng học trò, đã chọn cái chết bên ngôi mộ mới đắp để được giữ trọn lời thề của lứa đôi nguyện một đời sống chết bên nhau. Mộ chí song đôi khắc ghi: “Nơi đây an nghỉ ngàn thu vợ chồng Vũ Tiến Quang – Nguyễn Hoàng Châu. Thỏa Nguyền Giấc Mộng.” Cả hai để lại cho nhân gian một thiên tình sử thương tâm nhưng cũng rất hào hùng khiến người nghe chuyện phải rơi lệ và cảm phục.

Bên cạnh đó, còn có những câu chuyện kể về Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, là những người lính địa phương như danh xưng của họ, thuộc lòng địa thế từng con đường, từng con lạch, mọi ngõ ngách trong vùng cát cứ. Họ chiến đấu cho tổ quốc mà cũng chính là cho đời sống của dân làng, cho địa phương nơi họ sinh sống bao đời cùng gia đình, chòm xóm, được yên vui.

Nếu ai chưa lần nào biết tới họ thì xin hãy đọc lời kể của Thiếu Tá Lý Phi Ô, tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 344 Địa Phương Quân, Tiểu Khu Bình Tuy, người đã từng làm Việt Cộng bay hồn bạt vía vì tinh thần quả cảm và những chiến tích lẫy lừng, chúng đã phải treo giải thưởng cho kẻ nào lấy được chiếc đầu đầy mưu lược của ông khi bọn chúng chuẩn bị 2 sư đoàn để mở 2 trận đánh lớn trong “Chiến dịch Tánh Linh Hoài Đức.” Với chiến lược biển người, quân số đông gấp 3, 4 lần VNCH, Việt Cộng dàn trận, chia ra mấy cánh quân, đánh vòng ngoài, bao vây đồn Võ Đắc 3 tuần lễ. Tình hình vô cùng bi đát, thiếu thốn đạn dược, thực phẩm, ngày đêm phải liên tục chống trả đoàn quân khát máu với chênh lệch lực lượng thấy rõ nhưng phía quốc gia, người chồng ngã xuống thì người vợ lập tức can đảm lao vào thế chỗ. Thậm chí các con tuổi niên thiếu cũng tự nguyện khuân vác đạn tiếp tế các chiến hào.

Có lần vị Tiểu Đoàn Trưởng Lý Phi Ô đã không nén được tiếng khóc khi thấy một người vợ lính chết trong tư thế đang ôm súng với bào thai trong bụng. Chị đã trở thành “Người lính không có số quân.” (Trang 85-94).

Tác giả Nhã Giang Thu Tâm (thứ ba, phải) cùng thân hữu trong buổi ra mắt sách “Những Người Bất Tử.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)

Tác giả Nhã Giang Thu Tâm ngậm ngùi thổ lộ, “Trong các sắc áo trận nổi bật thì người lính Địa Phương Quân trông thật khiêm nhường, đời sống họ rất khó khăn, thường xuyên túng thiếu. Khi người chồng đi hành quân, vợ con ở nhà phải xoay sở mượn nợ ăn trước, đợi lương chồng về trả sau. Đôi khi vợ cầm được đồng lương trong tay cũng là lúc nhận được tin chồng không còn nữa.”

Sau 30 Tháng Tư, khi các chiến binh VNCH bị lùa vào các trại tù cải tạo, những người vợ ở ngoài phải một mình tảo tần bươn chải, nuôi gia đình gồm cha mẹ già, con nhỏ, và nuôi cả người chồng đang bị giam cầm. Tác giả tập sách cũng vượt qua được hết những thử thách gian truân của thời cuộc để chờ chồng về. Tuy nhiên, người chồng đã chết sau khi được thả ra khỏi tù.

Nói với Người Việt, tác giả “Những Người Bất Tử” chia sẻ: “Viết sách là một việc đáng làm, phải phổ biến ra cho mọi nguời thấy hình ảnh can trường, với những hy sinh rất lớn của người chiến sĩ VNCH như thế nào. Chung thủy với quê hương, đến bây giờ các quân nhân VNCH chưa hề nghĩ mình đã giải ngũ, vẫn trăn trở bên lòng một Tổ Quốc suy vong. Các anh mãi mãi là ‘Những Người Bất Tử’ đối với chúng tôi.”

Đến dự chương trình ra mắt sách, ông Nguyễn Quang Tân, thuộc Sư Đoàn 18 Bộ Binh, cho hay: “Tất cả câu chuyện của những quân binh chủng Quân Lực VNCH đều được sưu tầm và viết lại. Văn của cô Thu Tâm rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, nói lên những sự chia ly đau khổ, mất mát hy sinh của đời lính. Nếu những chuyện này không được kể lại, sự hy sinh cao cả của người lính VNCH ít được lưu tâm và sẽ bị lãng quên theo thời gian.”

Bà Hồng Lan, cựu giáo sư trung học Pleiku, chia sẻ: “Cảm kích tấm lòng vì nước của người lính VNCH, người học trò nhỏ ngày nào nay góp vào chiến sử VNCH những trang sách này, để cho thế hệ sau hiểu biết thêm về người đi trước đã đổ biết bao xương máu gìn giữ quê hương. Mong các em thế hệ trẻ ở Mỹ tiếp tục giữ gìn truyền thống oai hùng này.”

Độc giả có thể tìm mua sách “Những Người Bất Tử” tại địa chỉ: Nhà Sách Tự Lực, Viện Việt Học, và Nguyệt San Báo KBC, 9353 Bolsa Ave., Westminster, CA 92683. (Văn Lan)

LỄ TRUY ĐIỆU 81 TỬ SĨ NHẢY DÙ


LỄ TRUY ĐIỆU 81 TỬ SĨ NHẢY DÙ  và CHUYẾN ĐI ĐÁNG NHỚ 



26 tháng Mười năm 2019 thật là thời khắc đặc biệt, khiến cho tôi nhớ đến ngày kỷ niệm Quốc Khánh của thời Đệ Nhất Cộng Hòa.. 


Suốt thời chiến tranh hơn hai mươi năm, chúng tôi những người hậu phương đã nhận bao nhiêu ơn huệ của các chiến sĩ VNCH. Các anh đã xả thân để giữ gìn an nguy cho bờ cõi, cho chúng tôi được sống đời no ấm. Biết bao người đã đổ máu cho Quê hương thân yêu được bình an, đã suốt đời phải mang tương tật chiến tranh, đã nằm xuống trong các vùng rừng núi âm u... Xương cốt 81 người lính Nhảy Dù sau khi tử nạn phải lưu lạc ở Hawaii suốt nửa thế kỷ không được trở về quê hương. Duyên may đưa đẩy hay hồn thiêng sông núi giúp đỡ, sau nhiều năm vất vả ngược xuôi kêu gọi và vượt qua nhiều phép tắc rắc rối cản trở, để cuối cùng các anh về được đất Mỹ. Dù muộn màng, nhưng nay các anh đã có một ngôi nhà chung, được yên lòng nơi thế giới xa xăm và thân nhân các anh cũng có một nơi chốn đển thờ phượng, để đồng đội cùng tưởng nhớ.... 
 Qua báo chí và các đài truyền thông truyền hình, tin tức về việc tổ chức trọng thể Lễ Truy điệu cũng như chôn cất 81 Chiến sĩ Nhảy Dù Đại Đội 72 thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù sẽ diễn ra vào 9 giờ sáng ngày Thứ Bảy 26-tháng 10-2019 tại Tượng  Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ Westminter Nam Cali. Chúng tôi đã nôn nao hẹn nhau cùng chuyến đi xuôi Nam. 

Các anh trong Liên Trường Sĩ Quan Trừ Bị Quân Lực VNCH San Jose được hân hạnh với nhiệm vụ làm lễ rước Quốc Quân Kỳ cho buổi lễ. Tôi hân hạnh được đi ké theo phái đoàn làm... diễn viên ủng hộ. Mới 4 giờ sáng đã nghe tiếng phone nhắn của anh Chủ Tịch Nguyễn Hữu Nhân vì sợ chúng tôi trễ giờ. Rất tiếc chuyến đi này anh bị bệnh nặng không tháp tùng được, tuy nhiên với bản tình nhiệt thành và luôn có trách nhiệm cao nên anh lo lắng và hỏi thăm, nhắc nhở từng chút. Đã vậy, chị Cúc Điệp bà xã của anh Nhân còn
chuẩn bị đầy đủ bánh mì kẹp Ham cho cả nhóm, chị Lâm Vo chuẩn bị xôi và cà phê, không thiếu cả trái cây và một cuộn giấy Paper Towel.  Nhìn anh Lâm Vo khệ nệ bưng nguyên một cái thùng lớn đầy đủ thức ăn khiến tôi... nhìn theo bước chân của anh mà hồi hộp, lo lắng. 
 
Tấm tình cùng với sự chu đáo của các anh chị khiến tôi vô cùng cảm động. Chúng tôi chia nhau ra 2 xe khởi hành trước một ngày. Xe lăn bánh từ Bắc Cali - San Jose lúc tờ mờ sáng. Trời cuối Thu lành lạnh, những con đường sáng sớm thứ Sáu vẫn còn vắng tanh cho tâm hồn tôi cảm giác nhẹ nhàng êm ả. Trong bóng tối mênh mang thỉnh thoảng mới có ánh đèn xe chiếu ngược, chúng tôi ra khỏi thành phố. Đọan đường dài mấy trăm cây số đã không làm cho những người một lòng yêu thương lính VNCH nao núng. Lâu lâu mới có dịp cùng nhau đi một đoạn đường xa, càng khiến những người trong nhóm chúng tôi thân hơn bởi sự chia xẻ và những câu chuyện vui đùa. Tiếng cười nói liên tục khiến con đường hình như ngắn hơn, chúng tôi dừng xe nghỉ ở vài nơi và đã vô tình khám phá ra một địa điểm vừa đẹp vừa hữu ích. 


Từ trái qua: Anh Nguyễn Quan Tân - Lê Khắc Lễ - Lê Viết Hoa- Phạm Trung- Anh Võ Văn Sĩ - chị Sĩ - Thu Tâm - chị Lâm Vo (anh Lâm Vo đang chụp hình) cùng tụ họp ở điểm nghỉ ngơi. 


Con đường xuôi về Nam theo Freeway I-5 đi xuống vùng núi phía Bắc của Los Angeles.  Trạm dừng xe tại Vista De Lago trên Exit 191 đã cho chúng tôi niềm thích thú, đây là một Water Musium, nơi Bảo Tàng về vận hành nước của California, kề bên một Pyramid Lake trong ngắt êm ả đẹp như tranh vẽ với núi rừng xanh tươi bao quanh. Một thắng cảnh khó thể bỏ qua cho những người yêu mến thiên nhiên và thích tìm tòi lịch sử. Giữa trời mây bao la, sông nước hữu tình đã cuốn hút để mọi người nán lại chụp một số hình ảnh làm kỷ niệm. Dù chỉ dừng chân một thoáng ngắn ngủi, cũng phần nào giúp chúng tôi hiểu một chút ít về nguồn nước của thành phố California nơi đang sinh sống.   
 
Ngay đài phun nước tại lối vào Musium Water Vista Del Lago, đã cho tôi một sự tò mò. Vào hẳn bên trong, khung cảnh được trang hoàng rất đẹp với từng vùng cây cảnh hoa lá hay những bức Diorama thu nhỏ về sự vận hành nước thời cổ đại, mô tả kỹ thuật vận chuyển nước của Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và La Mã. Water Travels Magical minh họa ba trạng thái vật lý của hơi, rắn và lỏng.

Một hạt mưa hobo hoạt hình từ một ống kính trên trần nhà rơi xuống, biểu hiện hoạt động con đường đi của giọt nước. Điều quan trọng, các nhà khoa học nhấn mạnh cho chúng ta biết sự quan trọng của “nước” ở California khi các biến đổi khí hậu hay những vụ động đất, hoặc hoạt động của con người sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước như thế nào. Trung tâm du khách này còn cho chúng ta những thông tin về các đập, kênh và cống có liên quan đến miền Nam Cali và Los Angele
 Một hạt mưa hobo qua hình thức 3D rơi xuống giòng sông giả rất sống động.



Cảnh vật luôn làm                                  xao xuyến tâm hồn du khách.

Cùng với thiên nhiên 



 
 

Bên cảnh tranh vẽ đồng ruộng phì nhiêu ,
sông hồ uốn lượn. 







   
                                      




 Cảnh trong Musium 
Water Vista Del Lago








 




Bên cảnh ruộng lúa phì nhiêu, sông hồ uốn lượn







CHIỀU THU WESTMINSTER

Sau mấy trạm dừng nghỉ ngơi, chiếc xe chở chúng tôi đi thẳng đến Westminster, nơi dựng Tượng Đài chiến sĩ. Đã xế chiều, các anh trong nhóm đến nhận những điều chỉ dẫn và phải tập dợt sơ để ngày mai khỏi lúng túng khi hành lễ. Được gặp anh Tô Phạm Thái nơi đây, mọi người cười vui bắt tay nhau xong là thấy anh tất bật tới lui lo công việc.. Sau khi phân chia phần việc mỗi người xong thì đã hơn 4 giờ chiều, mọi người về khách sạn nghỉ ngơi khoảng hơn nửa tiếng, rồi rủ nhau đi ăn vì từ sáng chỉ có ổ bánh mì nhỏ, và quán Hà Nội Phố là nơi được chọn. Không ngờ thức ăn quá tệ... Nhưng vì đang đói nên đành dùng tạm, may mà không ai bị gì.


GIÃ TỪ HÀ NỘI PHỐ 

Ôi, “Hà Nội Phố” xin giã từ em nhé.         
 Trong tình cờ có dịp ghé đến thăm
Từng nghe tên từ dạo đã xa xăm
Sao em nỡ cho tôi niềm thất vọng
Thà đừng gặp, nỗi đau không hoài đọng
Bởi ruột gan đã chua xót tơi bời
Nhớ đến em, chỉ xin nói một lời
Duyên đà tận, Hà Nội ơi, thôi nhé! 

 Trở về Khách Sạn, ai nấy đều mệt phờ phạc nên đi ngủ sớm. Mới 4 giờ sáng, giống như lúc khởi hành, tôi đã thức giấc. Không ngờ ngoài cửa cũng nghe tiếng rục rịch và tiếng nói chuyện của các anh chị cùng nhóm. Sửa soạn xong cùng lên xe ra phố mua thức ăn lót lòng vì biết buổi lễ tới trưa mới chấm dứt. Trời còn mờ tối chưa rõ mặt người, khí hậu mùa Thu giờ này ở Westminster lành lạnh khiến tôi không khỏi co ro, dù đã khoác ngoài chiếc áo ấm. Trong tiệm bánh togo khách hàng đang đứng sắp hàng dài, họ nhìn chúng tôi với con mắt ngạc nhiên. Sự chỉnh tề quần áo của đoàn người trong thời gian này có lẽ khiến cho họ thắc mắc? Các anh đóng khung trong bộ quần áo lính thẳng nếp, chị em tôi thì áo dài là lượt ...

Mới hơn 6 giờ sáng chúng tôi đã có mặt tại sân đậu xe của khu Tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ. Trời vẫn còn nhá nhem, nơi đây đã có một số nhỏ các anh quân nhân đang đứng nói chuyện và tập dợt cho buổi hành lễ. Những thiện nguyện viên đang lục tục kéo đến chia nhau công việc được giao phó từ hôm qua. Trong thoáng chốc, 500 chiếc ghế đã được xếp ngay ngắn trước khán đài, nhưng hình như hàng ghế đã không thấy đâu bởi lượng người đi dự đông gấp bội mặc dù chưa đến giờ khai mạc. 

Người ta ước lượng đến trên 2 ngàn người, tôi nghĩ phải hơn số đó khi so sánh với số ghế nhỏ bé lọt thỏm giữa rừng người lố nhố đứng chung quanh. Tôi chợt thấy ấm áp hơn khi nhận ra rất đông khuôn mặt quen ở San Jose cùng về dự, trong tim óc người dân miền Nam Việt Nam vẫn luôn hướng về những người lính VNCH, dù các anh còn sống hay đã ra đi từ bao lâu nữa.


 Trước buổi lễ, xin cảm ơn bà xã Văn Tuấn (TQLC) chụp cho hai chị em.  Thêm một kỷ niệm đẹp cho chuyến đi.


 Nắng lên cao, tia sáng nhảy múa lung linh trong thời tiết đã bắt đầu ấm dần. Nắng không ngại ngần tô vàng cả da mặt mấy chị em. Số lượng người tham dự quá đông, đứng ngồi che lấp các lối đi chung quanh và tràn ra cả lề đường. May mà mấy anh chị em đi sớm và nhanh chân nên kiếm được chỗ ngồi trên mấy bục cimen lạnh cứng.

 8 giờ 45 phút, buổi lễ bắt đầu diễn ra trong không khí vô cùng trang trọng. Sau tiếng hô Nghiêm, nhạc trổi bài Quốc ca Việt Nam vang lên, tôi cùng cất tiếng hát mà khóe mắt rưng rưng...Trên con đường dẫn lên khán đài, hàng dài các chiến sĩ và nữ quân nhân đứng nghiêm trang. Các chị nữ Quân Nhân hình như cũng từ San Jose với dáng dấp rất thân quen.


Hình ảnh chiếc quan tài to lớn phủ quốc kỳ VNCH khiến tôi xúc động, những người lính mũ đỏ với nét mặt u buồn khiêng hai bên quan tài đang chầm chậm tiến lên trên chỗ hành lễ, tất cả mọi người đều cúi mặt ngậm ngùi. Chắc hẳn thân nhân tử sĩ đang có mặt cũng nghẹn ngào như chúng tôi.













Senator Jim Webb, người đã có công rất lớn trong việc xin mang các tử sĩ về được Cali để làm lễ Truy điệu và chôn cất.



Thị Trưởng Tạ Đức Trí



Thân nhân tử sĩ
Anh Tô Phạm Thái (Nguyệt san KBC)












Từ phải qua:  - Anh Lê Khắc Lễ bồng súng chào  - Anh Võ văn Sĩ cầm cờ VNCH   - Anh Nguyễn Quan Tân cầm cờ Quân Lực VNCH.


Điều khiến mọi người ngậm ngùi cùng rơi lệ, hình ảnh bà quả phụ của một tử sĩ cùng thân nhân có mặt, nức nở trong tiếng nấc trước câu hỏi của các phóng viên. Niềm đau mất mát cùng nỗi mừng tìm được người thân sau hơn nửa thế kỷ hòa lẫn, nước mắt thương yêu nhung nhớ tồn đọng bao năm bây giờ tuôn rơi như giòng suối chảy trên đôi má người vợ hiền, đỏ quạch đôi mắt cô con gái không nhớ rõ mặt cha. Chiến tranh luôn tàn nhẫn, có sự mất mát nào không thương tâm và làm hiu hắt tim gan người thân còn lại. Hôm nay, các anh đã được về với vòng tay của vợ con và thân nhân, chiến hữu. Xin các anh hãy yên nghỉ và phù hộ cho gia đình được mọi điều bằng an, cho nước Việt chúng ta sớm diệt trừ được bọn gian tà Cộng sản.
Trời càng vào trưa, nắng  lên cao chói chang và gay gắt hơn. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng của mấy anh em Phạm Trần Anh, thi nhạc sĩ Tha Nhân cùng Ngọc Quỳnh đã cho tôi niềm vui lớn. Tưởng phải ở lại thêm mấy ngày để lo công chuyện, nhưng không ngờ may mắn gặp những người bạn quý nhiệt thành giúp đỡ nên mọi chuyện đã sắp xếp xong chỉ trong một buổi. Hy vọng tháng 11 tới đây mọi sự sẽ xuông xẻ.  Ba anh em hẹn gặp lại nhau tháng tới.


Bên đoàn xe jeep của quân đội,(Hình do nhà sử học
Phạm Trần Anh chụp).







Ca sĩ Ngọc Quỳnh, một khuôn mặt xinh đẹp và nụ cười mặn mà, một giọng hát ngọt ngào. Người rất nhiệt thành, hết lòng với bất cứ chương trình về Quê Hương nào. Cô thường xuyên hát các loại nhạc đấu tranh. 







Từ trái qua: Anh Nguyễn Quan Tân - Lê Khắc Lễ - Lê Viết Hoa- Phạm Trung- Anh Võ Văn Sĩ - chị Sĩ - Thu Tâm - chị Lâm Vo (anh Lâm Vo đang chụp hình) cùng tụ họp ở điểm nghỉ ngơi. 

 
3

Con đường xuôi về Nam theo Freeway I-5 đi xuống vùng núi phía Bắc của Los Angeles.  Trạm dừng xe tại Vista De Lago trên Exit 191 đã cho chúng tôi niềm thích thú, đây là một Water Musium, nơi Bảo Tàng về vận hành nước của California, kề bên một Pyramid Lake trong ngắt êm ả đẹp như tranh vẽ với núi rừng xanh tươi bao quanh. Một thắng cảnh khó thể bỏ qua cho những người yêu mến thiên nhiên và thích tìm tòi lịch sử. Giữa trời mây bao la, sông nước hữu tình đã cuốn hút để mọi người nán lại chụp một số hình ảnh làm kỷ niệm. Dù chỉ dừng chân một thoáng ngắn ngủi, cũng phần nào giúp chúng tôi hiểu một chút ít về nguồn nước của thành phố California nơi đang sinh sống.   


Ngay đài phun nước tại lối vào Musium Water Vista Del Lago, đã cho tôi một sự tò mò. Vào hẳn bên trong, khung cảnh được trang hoàng rất đẹp với từng vùng cây cảnh hoa lá hay những bức Diorama thu nhỏ về sự vận hành nước thời cổ đại, mô tả kỹ thuật vận chuyển nước của Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và La Mã. Water Travels Magical minh họa ba trạng thái vật lý của hơi, rắn và lỏng. Một hạt mưa hobo hoạt hình từ một ống kính trên trần nhà rọi xuống, biểu hiện hoạt động con đường đi của giọt nước. Điều quan trọng, các nhà khoa học nhấn mạnh cho chúng ta biết sự quan trọng của “nước” ở California khi các biến đổi khí hậu hay những vụ động đất, hoặc hoạt động của con người sẽ gây ảnh hưởng lớn đến nguồn nước như thế nào.    Trung tâm du khách này còn cho chúng ta những thông tin về các đập, kênh và cống có liên quan đến miền Nam Cali và Los Angeles.   

 
4


Mô hình hạt mưa hobo qua hình thức 3D rơi xuống giòng sông giả rất sống động.














Cảnh vật luôn làm xao xuyến tâm hồn du khách.
 
5






       











Cùng với thiên nhiên 


Bên cảnh tranh vẽ đồng ruộng phì nhiêu, sông hồ uốn lượn.
 
6






















Cảnh trong Musium Water Vista Del Lago
CHIỀU THU WESTMINSTER

Sau mấy trạm dừng nghỉ ngơi, chiếc xe chở chúng tôi đi thẳng đến Westminster, nơi dựng Tượng Đài chiến sĩ. Đã xế chiều, các anh trong nhóm đến nhận những điều chỉ dẫn và phải tập dợt sơ để ngày mai khỏi lúng túng khi hành lễ. Được gặp anh Tô Phạm Thái nơi đây, mọi người cười vui bắt tay nhau xong là thấy anh tất bật tới lui lo công việc.. Sau khi phân chia phần việc mỗi người xong thì đã hơn 4 giờ chiều, mọi người về khách sạn nghỉ ngơi khoảng hơn nửa tiếng, rồi rủ nhau đi ăn vì từ sáng chỉ có ổ bánh mì nhỏ, và quán Hà Nội Phố là nơi được chọn. Không ngờ thức ăn quá tệ... Nhưng vì đang đói nên đành dùng tạm, may mà không ai bị gì.