THÁNG BA và NHỮNG NỖI ĐAU, NIỀM HY VỌNG
Tháng
Ba năm nay trong mùa Đại dịch Virus Wuhan gây tang tóc trên khắp Thế giới, đã gợi
lại trong lòng tôi một niềm nhớ, cùng những nỗi đau xé lòng. Hôm nay đã là cuối
tháng Ba, tôi chợt bàng hoàng đến ngơ ngẩn. Vâng, trong trí nhớ mòn mỏi của một
phụ nữ gọi là không còn trẻ như tôi, đã có bao nhiêu biến cố từ nhỏ đến lớn xảy
ra trùng vào tháng Ba của suốt gần nửa thế kỷ, từ Quê hương tôi sang đến đất Mỹ,
nơi cách nửa vòng trái đất này. Có phải từ “tháng Ba” như là định mệnh của tôi,
của mọi người?.
Từ
“Chiến Dịch Tây Nguyên” mở đầu cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân của quân
Giải Phóng Miền Nam phát động đầu tháng Ba 1975. Đây là biến cố kinh hoàng khiến
cả miền Nam VN chúng tôi rơi vào khốn khổ cho đến bây giờ, khiến những người
lính chiến anh hùng VNCH phải ngậm ngùi rơi lệ. Người quân nhân luôn đi kèm với
khẩu súng trong tay, hai mươi năm hy sinh chiến đấu bảo vệ cho dân lành, gìn giữ
thôn làng. Đám giặc Bắc phương luôn lén lút len lỏi vào mảnh đất thân yêu của
chúng tôi mà phá hoại, mà gây bao nhiêu tang tóc. Các anh kiên cường là thế,
dũng mãnh là thế vậy mà đành rời bỏ vũ khí trong tay sau lệnh “Buông súng” của
người lãnh đạo đất nước ban ra. Chỉ trong một buổi chiều tháng Ba năm đó, giải
đất miền Nam hiền hòa của chúng tôi trở thành nơi phủ đầy màu trắng tang thương
u uất.
Ngày
10 tháng Ba, ban Mê Thuật là thành trì đầu tiên sụp đổ kéo theo 16 Tháng Ba
1975 là Pleiku với lệnh “Bỏ Ngỏ”. Quân Đoàn II nơi chồng tôi đóng quân đã tan
tác, thành phố Cao Nguyên nhỏ bé chỉ đi chừng năm phút thân yêu ấy của chúng
tôi cũng trong một buổi chiều, đã buồn còn thê lương hơn bao giờ. Nửa đêm của
ngày cuối cùng ấy, tôi hốt hoảng mang cái bụng bầu gần năm tháng tay ôm đứa con
nhỏ, theo chân mọi người tất tả rời bỏ nơi đang yên lành hạnh phúc đi tìm sự sống
kề bên cái chết. Tôi cũng đồng thời phải lưu luyến chia tay người chồng đang
còn nhiệm vụ của một quân nhân bảo vệ đất nước, dù biết rằng đất nước sắp tả
tơi! Lúc ấy tôi chết điếng trong lòng mà vẫn không rơi nổi một giọt lệ nào, chỉ
có trái tim thì đau thót lên từng hồi vì dồn dập nhiều nỗi lo âu.
Chỉ
hơn mười ngày sau, vào cuối tháng Ba, Nha Trang hỗn loạn và chúng tôi lại bỏ tất
cả để ra đi lần nữa. Giữa thây người cùng những giòng máu chảy lênh láng của
người dân tôi, vướng cả trên thân thể mình cùng văng tung tóe khắp ở chung
quanh, đọng trên khóm cây ngọn cỏ, đỏ quạch mặt đường... Tôi ôm con run rẩy và
thảng thốt. Bom pháo nổ nhức óc chung quanh và mùi tanh tưởi của máu không làm
cho người đàn bà trẻ đang kỳ thai nghén lợm giọng, chỉ có con tim tôi rung lên
từng hồi khi nhìn đồng loại của mình xác thây méo mó không toàn vẹn, nhìn đứa
con bé bỏng tròn to mắt nấc nghẹn khóc không ra tiếng vì chứng kiến những hình ảnh
thương tâm trước mắt. Tôi ôm chặt con nói nho nhỏ dỗ dành lời dịu ngọt, như tự trấn
an tinh thần yếu đuối của mình đừng sợ hãi. Ơn trên đã giúp mẹ con tôi thoát được,
và kể từ đó đêm đêm giật mình thức giấc trong cơn ác mộng kinh hoàng. Theo thời
gian tôi chỉ còn những hồi tưởng không muốn nhớ lại mà sao cứ đọng mãi trong
tâm tư!
Ngày
25 Tháng Ba, Huế bị rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt. Lệnh buông súng ban ra, những
người lính VNCH đang có nhiệm vụ bảo vệ vùng đất thân yêu phải đau đớn buông vũ
khí đầu hàng giặc. Cả một lữ đoàn thiện chiến Thủy Quân Lục Chiến, nhiều người
lính của những đơn vị tác chiến khác trong nhiệm vụ bảo vệ đoàn dân quân di tản
cũng bị bắt làm tù binh, để sau đó một số các anh bị chúng bắn nát đầu nát
thây, xác vất vưởng bên đường. Dân chết, người lính gần hai mươi năm kiên cường
chiến đấu, chịu gian khổ để bảo vệ quê hương nay không một tấc sắt trong tay
cũng gục ngã dưới họng súng của kẻ bạo tàn. Bao nhiêu linh hồn oan khuất đã trôi
dạt về đâu? Những tác phẩm viết về đoạn đường bi thảm trong tháng Ba năm ấy đã làm
rúng động tâm tư hàng ngàn vạn người đọc được.
45
NĂM SAU TRÊN ĐẤT HOA KỲ
Tháng
Ba năm 2020. Sau hai tháng dịch Virus Wuhan tung hoành trên khắp thế giới. Con
số tử vong riêng trên nước Mỹ cũng đã ngấp nghé lên số vài ngàn. Chính phủ đã có
lệnh cấm người dân không nên ra ngoài đường ngoài việc cần thiết như đi mua thực
phẩm hay đau ốm cần gặp Bác Sĩ, đi Bệnh viện. Tôi biết thân phận nên hai tuần lễ
ngồi ở nhà ôm computer, xem tin tức, vào facebook chat với bạn bè, thơ thẩn và tí
tách đánh máy vẩn vơ...ngoài ra chỉ có ăn rồi ngủ để chờ đợi sự yên lành đến
cho toàn thể nhân loại. Chưa bao giờ tôi thấy mình vô dụng trong cái “nhàn” vô
duyên đến thế!
Càng
xem và nghe tin tức, tâm tư tôi càng nặng trĩu. Nước mắt chỉ chực trào ra với nỗi
bàng hoàng đến tê tái. Thế giới mở rộng, các khoa học gia cố gắng tìm tòi, nghiên cứu phát minh trong
các lãnh vực cũng vì ước mơ phục vụ đời sống nhân loại. Một nhiệm vụ vô cùng
cao cả và đáng kính cho những người có lương tâm. Nhưng đồng thời, với kẻ thủ ác
thì dùng sự phát triển của khoa học để tìm ra mọi thủ đoạn thỏa mãn tà tâm và
tham vọng cá nhân. Có phải đến thế kỷ này, cái ác tột cùng được thể hiện một
cách triệt để hơn bao giờ hết? Đặc biệt riêng trong nhóm cầm quyền người Trung
cộng, gần nhất từ thời Đặng Tiểu Bình trong vụ Pháp Luân Công, thực hiện trên chính
người dân trong nước của họ hơn 20 năm nay. Họ đã tự do mổ để cướp đi nội tạng
của hàng trăm ngàn người một cách dã man. Bây giờ thì đến Tập Cận Bình cầm đầu
công cuộc nghiên cứu ra những chất độc hại, những loại virus nguy hiểm nhất hầu
tiêu diệt con người trong phạm vi lớn bao trùm cả nhân loại trên thế giới.
Chỉ
mấy tháng thôi kể từ Tết Nguyên Đán Á Đông đến tháng Ba này, tên tuổi của đất
nước China đã tỏa sáng hơn cả ánh mặt trời giữa trưa mùa Hè, kèm theo sự hãi sợ
muốn xa lánh và kinh tởm của toàn nhân loại. Toàn cầu đã phải điêu đứng vì nạn
Virus Wuhan, cuộc sống của người dân trên thế giới hoàn toàn bị đảo lộn, kinh tế
bế tắc và người qua đời khắp nơi ngày một nâng cao đến giật mình.
“Tránh
như tránh hủi”, có lẽ trong chúng ta ít ai có dịp biết hay gặp “Hủi” như trong
câu này trên miệng thế gian xưa nay. Nếu đó là người mang bệnh “Hủi, hay Cùi”
thật sự, tôi nghĩ dù có vì sợ lây nhiễm mà phải né tránh đụng chạm, chắc chắc
chắn kèm thêm lòng thương cảm xót xa. Họ vì miễn cưỡng vướng phải một căn
bệnh nan y, nhưng họ rất đáng thương và đáng được giúp đỡ. Không như những
người tạo ra loại Virus nguy hiểm này và bản thân con Vrrus độc hại này. Chứng
tỏ cả hai đều đáng phải tránh xa, đáng ghê tởm.
ÂM
MƯU?
Nhiều
hình ảnh thu được cùng những tin tức đã loan ra khắp các trang mạng xã hội cho
thấy. TC có trụ sở tại Úc đã âm thầm thu gom 90 tấn vật tư y tế chở về Trung cộng.
Chưa kể ở các nơi khác cũng xảy ra tương tự tình trạng thu gom, tàng trữ chỉ
riêng vật tư y tế với số lượng lớn mà người ta đã phát hiện ra. Mục đích là gì ai cũng đoán được.
Tất
cả đều âm thầm chuẩn bị trước dịp Tết Âm Lịch cuối tháng Hai 2020 vừa qua, trước
khi người dân Tàu trở về quê hương ăn Tết. Dịch xuất hiện cũng như phát giác ca
tử vong đầu tiên tại Wuhan, một thành phố có nhà nghiên cứu Sinh học bên Trung
cộng. Đúng như câu người xưa đã nói, “Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”,dẫu
có che giấu
bưng
bít thông tin đến mấy thì cũng có khe hở, không thể che được mắt các nhà điều
tra, hay qua chính người trong cuộc của họ báo động. Dần đần đến nay đã sáng tỏ
một âm mưu thâm độc, một dã tâm lớn. Bọn họ đã chuẩn bị kỹ càng cho một kế hoạch
thâm sâu, ngay cả có thể hy sinh nhân mạng của chính dân chúng của họ để đạt mục
đích.
Số
lượng người nhiễm bệnh và tử vong ngày một tăng cao đáng sợ, cả Thế giới giật
mình, lúng túng xoay sở. Phát giác ra các vật liệu dùng cho y tế thiếu hụt trầm
trọng, khắp nơi mọi người kêu gọi nhau tiếp ứng trong khả năng. Các Y Bác sĩ đang
công du hay làm việc ở khắp nơi được gọi về gấp, họ lao vào cùng chữa trị người
bệnh và bị lây cũng không ít, do các đồ dùng bảo hộ đặc biệt thiếu hụt. Công việc
thường xuyên tiếp xúc cận kề với bệnh nhân khiến gây ra cả sự tử vong cho các Y,
Bác sĩ.
Các
nhân viên tại Hệ thống Y tế Núi Sinai ở Manhattan đã chia sẻ hình ảnh một số y
tá phải dùng đến túi rác chưa sử dụng để làm găng tay bảo hộ.
Thiếu
máy thở trầm trọng, bệnh viện New York - Presbyterian, một trong những bệnh
viện lớn nhất thành phố, đã buộc phải làm chuyện chưa
bao giờ hề xảy ra
là cho nhiều bệnh nhân dùng chung một máy thở.
Các
bệnh viện tại thành phố New York hầu như không còn nơi để chứa người bệnh Virus
Wuhan
nữa.
"Đó là ngày tận
thế", bác sĩ đa khoa Bray (27 tuổi) chia sẻ.
Tại
New York đã có bài viết của một BS tên Trang Phương Trinh mới 30 tuổi làm cho
tôi rưng rưng nước mắt, nặng trĩu trái tim với những giòng chữ như trăn trối của
cô:
“Ngay lúc này, các bác sĩ đều hối hả lập di
chúc, đặc biệt những ai đã có con. Vợ chồng cũng phải dặn nhau trước rằng nếu
rơi vào trạng thái hôn mê, thì nên đặt nội khí quản hay cứ thế ra đi thanh
thản.
Lời nói họ vẫn hay đùa rằng: “Nếu em có
chuyện gì thì anh cứ đi lấy vợ mới đi”, trong thời điểm này, lại thành ra thật
nhất.
Và cũng chính thời điểm này, những ông bố, bà
mẹ có con đi làm trong bệnh viện đều như đang ngồi trên đống lửa.”
Với
hơn 140.000 ca lây nhiễm, Mỹ hiện nay là quốc gia có số người dương tính với
virus corona cao nhất thế giới. Giới chức y tế Hoa Kỳ cho biết thêm, số trường
hợp tử vong "đã tăng
gần gấp đôi trong 3 ngày vừa qua". Sau New York đến lượt
bang New Orleans phải đối mặt với tình trạng thiếu trang thiết bị y tế "trầm trọng".
THỐNG KÊ (Tuổi Trẻ Online) ngày
31-3-2020
Các nơi trên thế giới, con
số nhiễm bệnh và tử vong vẫn chưa thuyên giảm mà ngày càng tăng cao theo thời
gian.
Riêng ở Hoa Kỳ, đã có hơn 186.000 ca nhiễm và hơn 3.800 ca qua đời. Trong một
ngày đã có 21.000 người bị nhiễm.
Riêng New York hiện là một trong những khu vực chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh trong nước Mỹ. Tính đến hôm nay 31/3, bang này ghi nhận
66.500 ca nhiễm và 1.218 ca tử vong. Đây là con số cao nhất cả nước.
Sự gia tăng của số lượng bệnh nhân cũng khiến
các bác sĩ New York phải chọn lựa “Ai sẽ là người được dùng máy thở” điều đó có
nghĩa bác sĩ sẽ quyết định cho: “ai được quyền sống”.
Đất nước Mỹ lên cơn sốt chung. Mỹ tạm dừng các hoạt động quân sự ở nước ngoài để toàn tâm ý lo tìm phương kế khống chế con Virus
đáng sợ. Dịch Virus Wuhan đã giúp cho toàn thế giới tỉnh ra, khi thời gian dài
trước đây đã hoàn toàn lệ thuộc vào các vật liệu Y tế giá rẻ của China. Đây có
lẽ cũng là một bài học lớn cũng là dịp để người dân biết quý trọng sản phẩm của
nội địa Hoa Kỳ. Tự túc tự cường vẫn luôn là điều đáng suy nghĩ và duy trì.
Thời chiến tranh Nội Mông đời nhà Trần 1285, trong Hội
Nghị Diên Hồng các bô lão đã đồng thanh hô vang “Quyết Chiến” khi được hỏi
“Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?”. Vua quan và dân chúng, dù từ người
trẻ đến già cùng đồng lòng và đã đánh đuổi được bọn giặc hung ác về Tàu. Ngày
nay, trong lúc nguy nan với tấm lòng yêu nước bùng dậy mãnh liệt trước tương
lai họa diệt chủng cũng từ Tàu Cộng gây ra, tất
cả người Mỹ từ nhà Khoa học hay Y Bác Sĩ, thương gia, dân chúng đều đồng
tâm hiệp lực. Sức mạnh về sự đoàn kết của người dân Hoa Kỳ sẽ chiến thắng, chắc
chắn.
Y BÁC SĨ NHẬP CUỘC
Hàng ngàn y bác sĩ đã nghỉ hưu ở
New York đã tình nguyện trở lại làm việc, hỗ trợ những nơi đang quá tải.
-Ngày 27/3 trên chuyến bay của Southwest Airlines, gần 30 Y, Bác Sĩ từ
Atlanta tới tâm dịch New York để chiến đấu với Virus Wuhan.
Hình ảnh những Y Bác sĩ bay tới New York khiến cả nước Mỹ lay động. Sự hy
sinh của họ tiếp thêm sức mạnh cho nước Mỹ vượt qua cơn đại dịch này.
Các
Y Bác sĩ cùng Phi hành đoàn chụp ảnh tập thể. Họ đồng loạy dơ tay làm biểu tượng
hình trái tim
(Tuổi trẻ Online)
TÀU QUÂN Y MỸ TIẾP ỨNG
-Ngày 30/03/2020, chiếc tàu bệnh viện
USNS Comfort của Hải Quân Mỹ lên đường tới tâm dịch này để có thể giảm tải cho các bệnh
viện ở New York, vốn đang tràn ngập bệnh nhân nhiễm Virus Wuhan.
Thông
tín viên Loubna Anaki tại New York tường trình :
“Rời
Virginia hôm thứ Bảy (28/03), tàu quân y USNS Comfort dự tính tới New York
trong ngày hôm nay. Trên tàu có 1.200 bác sĩ, y tá và kỹ thuật viên có khả năng chăm sóc cho 1.000 bệnh nhân.Tàu bệnh viên của Hải quân
Mỹ còn có 12 phòng mổ cùng phòng thí nghiệm”
USNS Comfort là chiếc tàu Quân Y thứ 2 được
điều đi tăng viện chống dịch Corona. Con tàu
đầu tiên đã tới Los Angeles. Hai tàu quân y này thường được điều động đến các vùng bị thảm họa thiên
tai và đã từng được triển khai sau các vụ khủng bố 11/9 và trận bão Katrina đổ vào New
Orleans năm 2005.
KHOA HỌC KỸ THUẬT (Facebook Hoa Tran)
Niềm vui lớn nhất là đã có đến 10 hãng kỹ thuật lớn của
Mỹ, từ General Motors (GM), cho tới Tesla sẽ tham gia sản xuất máy Ventilator (trợ
thở).
- Rapid Test Kit - Hãng Abbol lừng danh với sữa Ensure
nổi tiếng toàn cầu, nay đã chế tạo ra bộ xét nghiệm dương tính chỉ trong vòng 5 phút,
âm tính là 13 phút.
- Khẩu Trang: Nhà sản xuất khẩu trang công nghiệp N95 hứa
sẽ tăng năng suất lên gấp đôi trong vòng 5 tuần. Đồng thời mở thêm 2 nhà máy
nữa ở bang Rhode Island và Arizona.
- Hãng quần áo nổi tiếng đồ lót Jockey tham gia sản xuất
quần áo cho Y Bác Sĩ.
- Scrubs: Một
trong hai tập đoàn sản xuất lớn nhất Thế giới về Shampoo và xà phòng, nay tham
gia chế tạo Hand Sanitizer và các sản phẩm diệt khuẩn.
-THUỐC ĐIỀU TRỊ:
Trong thông cáo chiều ngày
29/03/2020, bộ Y Tế cho biết Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Mỹ cho phép các
bệnh viện sử dụng chất chloroquine và hydroxychloroquine để điều trị cho các bệnh
nhân nhiễm virus corona. Từ tuần trước, tổng thống Trump đã thiên về giải pháp
trị bệnh này cho dù các cuộc thử nghiệm lâm sàng mới bắt đầu được tiến hành tại
Mỹ.
Ngoài liệu pháp kết hợp thuốc sốt rét ra, Mỹ cũng đã và
đang thử nghiệm các loại khác. Mạnh thường quân các nước cũng cùng đóng góp cho
Hoa Kỳ trong cuộc chiến này.
-Hãng Bayer AG (Đức) tặng 1 triệu viên Choloroquine. Hãng
Teva (Israel) tặng 6 triệu viên
-Hãng dược phẩm Sandoz AG (Thụy sĩ) tặng cho hính phủ Mỹ
30 triệu liều Hydroxychloroquine. (Facebook Hoa Tran)
Dấu hiệu phục hồi trên đa số bệnh nhân khá khả quan.
-THƯƠNG
NHÂN NHỎ
Không
chỉ có các CEO lớn chung tay, hình như mọi người có khả năng đều tham gia làm
thiện nguyện.
-Một
số chủ cùng thợ tiệm Nail của người Việt, chủ nhà hàng, chị em bạn gái...đã tự
nguyện
cắt may khẩu trang để hiến tặng cho những nơi cần giúp đỡ, nhất là cho những
người già. Tình Yêu đất nước và sự đoàn kết ở khắp nơi dậy lên đã khởi đầu cho chiến
dịch “Tri Ân Nước Mỹ”. Một tương lai gần, dịch cúm sẽ bị đẩy lùi để chiến dịch
Made In USA khởi sắc và sản phẩm Made in China không còn đất sống.
VỊ TỔNG THỐNG ĐÁNG KÍNH CỦA
CHÚNG TÔI
TT Trump trong
cuộc họp báo ngày 31/3/2020
Hiện
tại, khi nhìn hình ảnh Tổng Thống Trump của chúng ta trong cuộc họp báo hôm nay,
ngày cuối cùng của tháng Ba oan nghiệt. Tôi lại bồi hồi thương cảm. Chỉ trong
thời gian ngắn ngủi trông ông già đi trông thấy. Tuy ông vẫn gọn gàng trong bộ
com lê lịch sự thường lệ nhưng sao tôi lại thấy vẻ xác xơ vô hồn...
Gần
3 năm trời trước đây ông nhiệt thành và
hăng hái, ông kiên trì và hùng dũng biết bao trong tất cả việc làm. Những thành
quả ông đem về cho đất nước cho toàn dân Mỹ làm sao mà kể hết. Tuy bị đám Dân
Chủ vu khống, đánh phá, bôi xấu liên miên mà ông vẫn kiên cường bình thản, ông
vững vàng trong từng hành xử khiến các cường quốc tuy không ưa nhưng vẫn nể sợ.
Có phải vì lo âu cho kinh tế của đất nước, cho cuộc sống trên 300 triệu người
dân của ông, ông đã ngẩng cao đầu bước đi? Nhưng bây giờ, vẻ buồn rười rượi đọng trong
ánh mắt và nét mặt đăm chiêu, ông không giấu nổi ai nữa rồi, ông khiến cho tôi
cũng phải rưng rưng....
Nói
về 2 tuần sắp tới cùng dự đoán số người tử vong sẽ vượt lên đến 200.000, nếu
không có cách gì ngăn kịp. Ông ngậm ngùi:” Vô cùng đau thương”!
Có
giọt lệ nào trong mắt không mà ông đưa tay ngăn lại, mà ông phải lau vội? Có
thổn thức nào trong trái tim cứng rắn và ý chí kiên cường của mấy chục năm lăn
lộn thương trường mà nay vì sức khỏe của người đã dân khiến cho ông nao núng?
Chắc
rằng nỗi đau trong ông lớn lắm,
một vị Tổng Thống mà tôi vô cùng kính yêu, cảm phục dù đối với một số người vẫn phê bình
ông có đủ đức tính không tốt. “Nhân vô thập toàn” mà, hơn nữa người xưa có câu:
“trực ngôn nghịch nhĩ”. Tôi chỉ cần ở vị nguyên thủ đang dẫn dắt hơn 300 triệu người, không vì lợi ích bản thân là quá đủ rồi. Nhờ ông,
tôi mới có được cái nhìn rõ về thế giới chính trị không trong sạch trong guồng
máy cai trị ăn trên ngồi trước của cường quốc quá Tự Do này, nơi mà từ xưa nay tôi không hề để ý
tới, tôi đã thất vọng vô cùng khi tin tưởng ở sự nghiêm minh đúng đắn hơn rất
nhiều so với quê hương của tôi thời Cộng sản. Điển hình là những người có chức
có quyền dù đã không còn nhiệm vụ, không giúp ích gì cho đất nước mà ra rả
những lời cay độc với dã tâm đạp đổ người hơn mình. Kẻ làm truyền thông mà tâm
hồn méo mó, lời lẽ nói ra với toan tính hại người, các vị Luật sư trong Quốc
hội phe Dân Chủ chỉ cốt học cãi để áp dụng làm lợi cho phe đảng và cho cá nhân.
Kẻ
có tài mà không có đức cũng vô ích, chỉ hại đời thêm thôi! Kể cả nhiều người vì lý do gì đó thích a dua đánh hùa chẳng cần biết phải
trái. Mặc dù nhiều người trong số họ cũng chưa hề đóng góp chút công lao gì cho
đất nước Mỹ.
Tôi
càng căm ghét Trung Cộng, một bọn người nham hiểm gian ác hàng mấy nghìn năm
rắp tâm xâm lấn, hầu chiếm đoạt đất nước thân yêu của tôi. Họ quen thói hung
hăng ăn hiếp các nước nhỏ hơn hầu thỏa mộng làm bá chủ hoàn cầu, đi tới đâu là
gây ra toàn điều xấu xa khiến cho Năm châu bốn biển khinh rẻ. Tàu cộng cũng thể
hiện thành thục từng là những con buôn vô lương tâm, xảo trá và thời cơ. Khi đối
đầu với sự thông minh tài trí của TT Trump bị thất bại, những bộ óc độc địa lại
dùng thủ đoạn tàn ác khiến ngày nay toàn thế giới hàng trăm ngàn người phải
chết tức tưởi. Bao nhiêu hồn oan vất vưởng, bao nhiêu đứa trẻ mồ côi cha hay mẹ
và mai này còn bao nhiêu nữa! Chỉ nghĩ đến thôi là ông rơi lệ, là tôi và bao
nhiêu người dân của ông nghẹn ngào...
Tuổi
tác cũng là việc quan trọng khi trách nhiệm mà ông đang gánh vác quá to lớn,
liệu rằng ông có kham nổi để tiếp tục làm người dẫn đường cho đất nước đi lên,
như câu ông đã nói: “Great America”?
Mặc
dù con Virus nguy hiểm vẫn đang hoành hành, nhưng với sự tích cực lan tỏa khắp
nơi trên nước Mỹ, những bàn tay đang
giang ra đóng góp của toàn dân và thế giới. Chúng tôi vẫn hy vọng một điều tươi
sáng ở tương lai gần. Vô cùng cảm ơn ông, những mạnh thường quân, những
thiện nguyện viên đang ngày đêm góp công góp lòng mang lại an toàn cho mọi người.
Xin được góp lời cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ này, cho mọi người khắp nơi
trên địa cầu, và nhất là cho sức khỏe vị Tổng Thống của chúng tôi, cho gia đình ông luôn bình an, hạnh phúc.
TT
Donal Trump ạ. Ông hãy cố gắng lên, “Great America”, nhất định phải thế!
Nhã
Giang Thu Tâm
(San Jose 31/3/2020)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét