Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học


 

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Mưa động vật, tiếng hát của cá voi hay vùng đất im lặng là những hiện tượng thiên nhiên vẫn đang thách thức khoa học giải thích nhiều năm nay.
 

Những bí ẩn về thiên nhiên chưa có lời giải đáp

1. Hàng triệu con sứa biến mất


10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Tọa lạc trên đảo Eil Malk ở Palau, hồ Sứa là một hồ nước biển kết nối với các đại dương thông qua một mạng lưới các vết nứt và đường hầm. Mỗi ngày có hàng triệu con sứa di chuyển vào trong hồ nhưng trong 2 năm1998 đến năm 2000, không thể tìm thấy bất kỳ một cá thể sứa nào ở đây.
10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

2. Băng tròn

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Đá tròn còn được gọi là đĩa băng hoặc chảo đá, là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm xảy ra khi nước di chuyển chậm ở nhiệt độ đóng băng.
Các nhà khoa học không biết chính xác cách thức hình thành những đĩa băng này nhưng có thể chúng hình thành trong các dòng xoáy nơi các mảng băng mỏng xoay tròn và dần dần kết dính lại với nhau. Đường kính của vòng tròn có thể thay đổi rất nhiều từ chỉ một vài feet đến 50 feet (hơn 15 mét).

3. Bão sao Thổ

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Mắt của cơn bão lđường kính khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ nhanh như đám mây 530 km mỗi giờ.
Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển. Do đó, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ như trên không thể giải thích được.

4. Mưa động vật

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Đã có nhiều trường hợp kỳ lạ ghi nhận hiện tượng động vật rơi xuống từ trên trời. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia hàng triệu con cá cả sống lẫn đã chết trút xuống như một trận mưa gây khó chịu cho người dân bản địa. Hầu hết các "cơn mưa động vật" được cho là do lốc xoáy hoặc các trận bão lớn có khả năng hút nước từ các con sông kèm theo nạn nhân là những đàn cá lớn.
Tuy nhiên giả thuyết này vẫn thách thức giới khoa học vì hầu hết mỗi trận mưa thế này chỉ độc nhất 1 loại động vật như cá chích, ếch hay chim. Có vẻ như hiện tượng này không phải do tự nhiên gây ra một cách ngẫu hứng.

5. Vùng đất im lặng

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Khu vực hoang mạc Bolson de Mapimi, Mexico mênh danh là vùng đất im lặng với nhiều hiện tượng bí ẩn liên quan tới sóng radio. Năm 1970, căn cứ quân sự Mỹ tại Utah đã phóng thử nghiệm tên lửa, nhưng nó ngay lập tức bị đi chệch hướng và đâm xuống sa mạc.
Người ta nói rằng tên lửa này đã bị nhiễm phóng xạ. Người ta cho biết không một tín hiệu vô tuyến, TV, sóng ngắn, tín hiệu vệ tinh nào có thể lọt vào khu vực này. Người ta cũng cho biết có nhìn thấy nhiều sinh vật hình người vàng hoe xuất hiện trong khu vực.

6. Ánh sáng báo hiệu núi lửa

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trước khi núi lửa phun trào thường xuất hiện những tia sáng báo hiệu trước. Giả thuyết cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài đã được "nạp điện" cấp tốc nên đã phụt sáng bắn vào không trung.

7. Tiếng mèo kêu

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Tiếng mèo kêu được xếp hạng trong số những âm thanh bí ẩn nhất trên thế giới từng biết. Khoa học không thể tìm ra cách thức chúng sử dụng âm thanh này như thế nào vì mèo thường kêu “meo meo” bất kể chúng được vuốt ve, khi đói cũng như khi sợ hãi, nghỉ ngơi…, thậm chí cả lúc sinh nở.

8. Bài hát của cá voi

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Giống như loài mèo, tiếng hát của cá voi lưng gù vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu hàng nhiều năm nay mà chỉ có thể phán đoán rằng chúng hát để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản.

9. Nguồn gốc vũ trụ

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Trong thế giới hiện đại, lý thuyết Big Bang là mô hình hình thành vũ trụ giải thích sự ra đời của vũ trụ từ một điểm kỳ dị. Nó nói rằng tại một thời điểm khoảng 14 tỷ năm trước, không gian bị nén trong một điểm duy nhất sau đó vũ trụ được mở rộng với tốc độ ánh sáng.
Tuy nhiên, lý thuyết này không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào cho thừoi kỳ trước cả Big Bang, những gì tồn tại thuở ban đầu vẫn là câu hỏi bí ẩn nhất hiện nay.

10. Những hòn đá tự di chuyển

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Thung lũng Chết (Death Valley) là một thung lũng dài và hẹp thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California. Đây là cũng là vùng đất có địa hình thấp nhất, khí hậu khô và nóng nhất tại Bắc Mỹ. Nổi bật tại nơi đây là một chiếc hồ khô, diện tích lớn với những hòn đá (có thể lên tới 320kg)có khả năng tự di chuyểnvà để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.
10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay của sinh vật ngoài Trái Đất.
Tuy nhiên, hiện tượng những hòn đá di chuyển tại khu vực thung lũng chết vẫn là một bài toán bí ẩn chưa có lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua.
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét