Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

HY VỌNG



HY VỌNG

Đời lúc nào cũng rập rình bóng tối,
Đầy ưu tư, và chất ngất ưu phiền.
Những rủi ro của thảm họa thiên nhiên,
Thêm bệnh hoạn và trần ai gian khổ.
Ta dặn mình, còn một ngày hơi thở,
Dùng tấm lòng ,cùng mở rộng vòng tay.
Luôn tạ ơn những gì có hôm nay,
Dù cuộc sống không như hằng ao ước.
Cố nhìn lên và đi thêm vài bước,
Ngay bên mình đang hàng vạn nỗi sầu.
Người bệnh hoạn, kẻ tàn tật, khổ đau,
Trẻ đói khát, lạc loài thân côi cút !
Người già cả bơ vơ, thèm chăm chút,
Kẻ không nhà đang khắp nẻo lang thang.
Nạn bạo hành luôn hiện diện hiên ngang...
Đang giáng xuống con người không may mắn!
Và nơi kia, trăn trở từng đêm ngắn,
Bao thương binh đang lây lất từng ngày.
Ho cần gì sau một sự đổi thay,
Từ cuộc chiến , toàn thân không trọn vẹn?
Họ đã hy sinh , không hề tủi thẹn,
Cho tự do và no ấm cho ai?
Nỗi bất hạnh đâu phải bởi thiên tai,
Họ đã gánh hộ cho ta điều rủi.
Để ngậm ngùi , héo nhàu kiếp sống tủi,
Nhìn cuộc đời qua ánh mắt phân vân.....
Có phải ta còn được lắm hồng ân ,
Nên xin nguyện đem sức tàn đền đáp .
 
Thu Tâm
Cuối tháng Mười Hai -2014
 

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

SINH NHẬT THÁNG MƯỜI HAI


SINH NHẬT THÁNG MƯỜI HAI
 
“Cà Phê Lính “cuối năm thêm rộn rã,
Trong tiết trời buốt giá của Đông phong.
Ngồi bên nhau chuyền hơi ấm cảm thông ,
Cùng chia sẻ chén trà, bên bánh trái .
CHÚC các huynh  một ngày đầy thân ái ,
MỪNG TRƯỜNG KỲ, TRẦN NGÃI và THIỆN TÔ .
PHẠM ĐỨC VƯỢNG, ĐỨC THỤ với THẤT DƯ, 
Cùng MINH MẪN, bên nhau vui trọn vẹn.
THÁNG Mười Hai dù mây mù , mưa hẹn,
SINH Nhật về thắp sáng ngọn yêu thương.
NHẬT, nguyệt vui vầy lời chúc bốn phương.
TRÀN hạnh phúc trong mùa Giáng Sinh đến.
ĐẦY ơn phước trong nghĩa tình quyến luyến,  
ÂN nghĩa hòa thêm sâu đậm đệ huynh .
PHÚC LÀNH cho những chiến hữu thâm tình .
"CÀ PHÊ LÍNH " : điểm dừng chân ý nghĩa.
 
Thu Tâm
12-14    
 
 

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

CHÚC LÀNH GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI



CHÚC LÀNH GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI
(họa)
 
Lời chúc chân tình gởi  tỷ huynh ,
Trong mùa trọng đại, Chúa khai sinh.
Cầu mong gia đạo luôn an thái ,
Nguyện chúc tinh thần được tấn ninh.
Năm tận tiễn đưa điều nhiễu sự  ,
Đầu niên đón nhận sự yên bình.
Giá băng trời đất, nhưng tình ấm,
Lời chúc chân tình gởi tỷ huynh .
 
Thu Tâm
12-14

Chúc Mừng Chúa Giáng Sinh
 
Mừng em,mừng chị,mừng chư huynh
Tràn ngập hồng ân Chúa giáng sinh
Gia đạo an vui và hạnh phúc
Tâm thân tinh tấn với khương ninh
Mùa này đất khách tuy băng gía
Thưở ấy quê hương thật thái bình
Mãi nhớ không quên dù bận nhậu
Mừng em,mừng chị,mừng chư huynh.

Thái Huy


NÔ-EN ĐÃ VỀ
NGUYỄN HỮU TÂN họa
 
Nô-en đã vê vui không huynh?
Đức Mẹ nhân từ đã hạ sinh
Ân phước thượng thiên hằng tuyệt đối
Bình an dưới thế đã đinh ninh
Giữa trời băng giá ngời sao sáng
Hang đá đơn sơ rõ chữ bình
Tin lành mang đến lòng vui thỏa
Nô- en đã về vui không huynh?
 
Nguyễn hữu Tân
    CHÚC LÀNH GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI
(họa)
Chúc chư đệ, muội với chư huynh,

Đón vạn hồng ân mùa Giáng Sinh.
Dư dả bạc tiền, đời thạnh thới ,
Dồi dào sức khỏe, cảnh khương ninh.
Đừng quên khấn nguyện dân no ấm,
Chớ nhạt cầu xin nước thái bình.
Cung kính tân niên phơi tấc dạ,
Chúc chư đệ, muội với chư Huynh.
 
Ngô Phủ
Thái Dương Thành Dec 22-14
 
 

Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014

SINH VẬT RỪNG AMAZON


SINH VẬT RỪNG AMAZON
altaltalt

Rừng Amazon là một hệ sinh thái rộng lớn, cung cấp môi trường sống lý tưởng cho nhiều loài sinh vật khác nhau. Trong đó có nhiều loài sinh vật thực sự nguy hiểm và đáng sợ, đặc biệt là những khu vực xung quanh con sông Amazon. Chúng khiến cho con sông lớn thứ hai trên thế giới này trở thành một trong những địa điểm nguy hiểm nhất trên thế giới, mà nếu bạn có cơ hội khám phá nơi đây, chắc chắn bạn sẽ hi vọng không chạm trán một trong những loài sinh vật dưới đây.

Cá sấu đen Caiman
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Cá sấu đen Caiman là một trong những loài cá sấu lớn nhất trên thế giới, với chiều dài có thể lên đến 6m, nặng hơn cả loài cá sấu sông Nile và là một trong những loài động vật ăn thịt nguy hiểm nhất trên sông Amazon. Vị vua của sông Amazon này có thể ăn bất kỳ con mồi nào với hàm răng chắc khỏe của chúng, từ cá, khỉ, hươu nai hay những con trăn Anaconda và cả con người. Năm 2010, nhà sinh học Deise Nishimura đã bị mất một chân khi chiến đấu với một con cá sấu đen caima sau 8 tháng con vật này trốn dưới thuyền của bà.

Trăn Anaconda
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
Trăn Anaconda cũng góp mặt trong danh sách những sinh vật nguy hiểm nhất trên sông Amazon, và cả danh sách những loài bò sát khổng lồ. Chúng là loài trăn lớn nhất thế giới, chúng có thể nặng tới 250kg, dài 9m và đường kính thân 30cm. Chúng không có nọc độc, tuy nhiên với sức mạnh của bắp thịt, chúng có thể siết chặt con mồi đến nghẹt thở, thậm chí làm gẫy xương. Anaconda thường sinh sống ở các nhánh nhỏ của sông Amazon chứ không phải những khúc sông lớn. Con mồi của chúng thường là các loài động vật 4 chân như hươu, nai hay thậm chí cả báo đốm.

Cá Arapaima
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Hay còn được gọi là “pirarucu” hay “paiche”, là một loài cá ăn thịt có kích thước khổng lồ trên sông Amazon. Chúng có thể dài tới 2,7m và nặng tới 90kg. Thường săn mồi gần mặt nước, vì chúng cần hít thở không khí bên cạnh việc thở bằng mang. Loài cá này đặc biệt đến nỗi lưỡi của chúng cũng có những chiếc răng vô cùng sắc nhọn.

Rái cá khổng lồ
Những sinh vật đáng  sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Rái cá khổng lồ là một ví dụ điển hình của dòng họ nhà chồn. Những con rái cá đực khi trưởng thành có thể dài 2m (tính từ đầu đến đuôi). Loại rái cá này thường ăn cá và cua. Chúng thường đi săn bắt theo thành nhóm từ 3 đến 8 con và có thể ăn 4 kg thức ăn mỗi ngày. Ngoài ra, loại rái cá này còn có thể tấn công và ăn thịt rắn anaconda và cá sấu caiman. Chúng cũng được xem là một trong những loài động vật ăn thịt nhiều nhất ở sông Amazon và được mệnh danh là "loài sói của sông".

Cá Candiru
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Không phải chỉ những loài vật khổng lồ mới đáng sợ, cá Candiru tuy chỉ là một loài sinh vật nhỏ nhưng nó là nỗi khiếp sợ của những người đã từng đi qua khu vực sông Amazon. Candiru giống như một loài ký sinh, chúng bám trên các con cá lớn hơn để hút máu. Nỗi khiếp sợ của loài cá này được biết đến từ câu chuyện chúng có thể chui vào niệu đạo của những ai dám đi tiểu hay lội qua con sông Amazon. Một người đàn ông từng phải phẫu thuật để lấy loài sinh vật này ra khỏi ống niệu đạo khi chúng đang cố gắng chui vào tinh hoàn.

Cá mập bò
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Loài cá mập này thường sống ở khu vực cửa sông gần Peru, cách biển khoảng 4000 km. Chúng có chiều dài 3,3m và có thể nặng tới 312kg. Giống như những người anh em của  mình ở đại dương, cá mập bò có những hàm răng sắc như dao cạo, với lực cắn lên đến 600kg, có thể giết chết bất kỳ con mồi nào với chỉ một phát cắn. Chúng thường xuyên tấn công con người và được đánh giá là một trong những loài cá mập nguy hiểm nhất trên thế giới.

Lươn điện
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Thuộc họ cá da trơn, lươn điện có kích thước trung bình với chiều dài 2,5m và có khả năng phóng điện qua các tế bào đặc biệt electrocytes hai bên thân. Dòng điện có thể đạt mức 600V, gấp 5 lần so với dòng điện thông thường được sử dụng trong mỗi gia đình và đủ để hạ gục một con ngựa khỏe mạnh. Nhiều cú sốc điện từ loài sinh vật này có thể gây đau tim hoặc suy hô hấp cho người. Khi bị lươn điện tấn công, người bình thường sẽ bị choáng và chết đuối. Những con lươn điện xác định vị trí con mồi bằng cách tạo ra những dòng điện 10 volt trước khi làm con mồi bị choáng và giết mồi bằng những luồng điện mạnh hơn.

Cá Piranha
Những sinh   vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Nỗi khiếp sợ của loài cá này đã được Hollywood truyền tải qua các bộ phim của mình. Chúng chỉ dài 30cm, tuy nhiên sống thành đàn hàng trăm con và thường săn mồi theo đàn. Chúng có bộ răng sắc như dao cạo và dễ dàng xẻ thịt con mồi trong nháy mắt, bên cạnh đó chứng cuồng ăn của loài cá này khiến chúng càng trở nên đáng sợ. Tuy nhiên trên thực tế chúng chủ yếu ăn xác thối của các loài sinh vật khác.

Cá ma cà rồng Payara
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Loài cá này có biệt danh cá ma cà rồng do hai chiếc răng nanh quá khổ của chúng, khiến chúng trở thành loài sinh vật ăn thịt hung dữ nhất khu vực sông Amazon. Chúng có thể phát triển chiều dài lên tới 1,2m, và có khả năng ăn lượng thức ăn bằng ½ cơ thể mình. Hai chiếc răng nanh dài tới 15cm của chúng có thể đâm xuyên qua bất kỳ con mồi nào, hàm trên của Payara có những chiếc lỗ đặc biệt dùng để tránh những chiếc răng nanh tự đâm chúng

Cá Pachu
Những sinh vật đáng sợ nhất vùng sông Amazon
 
 Một loài cá có kích thước nhỏ, lớn hơn cá Piranha một chút, tuy nhiên chúng trở nên đặc biệt nhờ hàm răng giống như răng người của mình. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt. Tuy nhiên, loại cá này có thể khiến nhiều đàn ông khiếp sợ vì chúng có thể cắn đứt tinh hoàn của họ. Một người đàn ông sống ở Papua New Guinea đã thiệt mạng sau khi bị một con cá Pacu cắn đứt tinh hoàn.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

NHỚ ƠN THẦY (TT diễn ngâm. )




Ơn Thầy Ghi Nhớ. Thơ Hoàng Thanh Phước - Thu Tâm diễn ngâm.




               Nhớ ơn Thầy
                  Thơ            : Hoàng Thanh Phước
                  Diễn ngâm :        Thu Tâm 
image

https://www.youtube.com/watch?v=2_GwGyTsf4Y&feature=player_detailpage

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học


 

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học

Mưa động vật, tiếng hát của cá voi hay vùng đất im lặng là những hiện tượng thiên nhiên vẫn đang thách thức khoa học giải thích nhiều năm nay.
 

Những bí ẩn về thiên nhiên chưa có lời giải đáp

1. Hàng triệu con sứa biến mất


10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Tọa lạc trên đảo Eil Malk ở Palau, hồ Sứa là một hồ nước biển kết nối với các đại dương thông qua một mạng lưới các vết nứt và đường hầm. Mỗi ngày có hàng triệu con sứa di chuyển vào trong hồ nhưng trong 2 năm1998 đến năm 2000, không thể tìm thấy bất kỳ một cá thể sứa nào ở đây.
10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân của hiện tượng này, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

2. Băng tròn

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Đá tròn còn được gọi là đĩa băng hoặc chảo đá, là một hiện tượng tự nhiên rất hiếm xảy ra khi nước di chuyển chậm ở nhiệt độ đóng băng.
Các nhà khoa học không biết chính xác cách thức hình thành những đĩa băng này nhưng có thể chúng hình thành trong các dòng xoáy nơi các mảng băng mỏng xoay tròn và dần dần kết dính lại với nhau. Đường kính của vòng tròn có thể thay đổi rất nhiều từ chỉ một vài feet đến 50 feet (hơn 15 mét).

3. Bão sao Thổ

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Trong năm 2013, một cơn bão lớn đã được phát hiện trên bề mặt sao Thổ bởi tàu vũ trụ NASA đang bay quanh hành tinh này. Mắt của cơn bão lđường kính khoảng 1.250 dặm (2.000 km) với tốc độ nhanh như đám mây 530 km mỗi giờ.
Trên trái đất, cơn bão hình thành bởi dòng hơi ấm bốc lên từ đại dương, tuy nhiên trên sao Thổ không hề có biển. Do đó, nguyên nhân tạo ra một cơn bão khổng lồ như trên không thể giải thích được.

4. Mưa động vật

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Đã có nhiều trường hợp kỳ lạ ghi nhận hiện tượng động vật rơi xuống từ trên trời. Mùa hè năm 2000 tại Ethiopia hàng triệu con cá cả sống lẫn đã chết trút xuống như một trận mưa gây khó chịu cho người dân bản địa. Hầu hết các "cơn mưa động vật" được cho là do lốc xoáy hoặc các trận bão lớn có khả năng hút nước từ các con sông kèm theo nạn nhân là những đàn cá lớn.
Tuy nhiên giả thuyết này vẫn thách thức giới khoa học vì hầu hết mỗi trận mưa thế này chỉ độc nhất 1 loại động vật như cá chích, ếch hay chim. Có vẻ như hiện tượng này không phải do tự nhiên gây ra một cách ngẫu hứng.

5. Vùng đất im lặng

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Khu vực hoang mạc Bolson de Mapimi, Mexico mênh danh là vùng đất im lặng với nhiều hiện tượng bí ẩn liên quan tới sóng radio. Năm 1970, căn cứ quân sự Mỹ tại Utah đã phóng thử nghiệm tên lửa, nhưng nó ngay lập tức bị đi chệch hướng và đâm xuống sa mạc.
Người ta nói rằng tên lửa này đã bị nhiễm phóng xạ. Người ta cho biết không một tín hiệu vô tuyến, TV, sóng ngắn, tín hiệu vệ tinh nào có thể lọt vào khu vực này. Người ta cũng cho biết có nhìn thấy nhiều sinh vật hình người vàng hoe xuất hiện trong khu vực.

6. Ánh sáng báo hiệu núi lửa

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng trước khi núi lửa phun trào thường xuất hiện những tia sáng báo hiệu trước. Giả thuyết cho rằng những phân tử tro tích điện dương được giải phóng ra bên ngoài đã được "nạp điện" cấp tốc nên đã phụt sáng bắn vào không trung.

7. Tiếng mèo kêu

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Tiếng mèo kêu được xếp hạng trong số những âm thanh bí ẩn nhất trên thế giới từng biết. Khoa học không thể tìm ra cách thức chúng sử dụng âm thanh này như thế nào vì mèo thường kêu “meo meo” bất kể chúng được vuốt ve, khi đói cũng như khi sợ hãi, nghỉ ngơi…, thậm chí cả lúc sinh nở.

8. Bài hát của cá voi

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Giống như loài mèo, tiếng hát của cá voi lưng gù vẫn được các nhà nghiên cứu tìm hiểu hàng nhiều năm nay mà chỉ có thể phán đoán rằng chúng hát để thu hút bạn tình trong mùa sinh sản.

9. Nguồn gốc vũ trụ

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Trong thế giới hiện đại, lý thuyết Big Bang là mô hình hình thành vũ trụ giải thích sự ra đời của vũ trụ từ một điểm kỳ dị. Nó nói rằng tại một thời điểm khoảng 14 tỷ năm trước, không gian bị nén trong một điểm duy nhất sau đó vũ trụ được mở rộng với tốc độ ánh sáng.
Tuy nhiên, lý thuyết này không cung cấp bất kỳ lời giải thích nào cho thừoi kỳ trước cả Big Bang, những gì tồn tại thuở ban đầu vẫn là câu hỏi bí ẩn nhất hiện nay.

10. Những hòn đá tự di chuyển

10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Thung lũng Chết (Death Valley) là một thung lũng dài và hẹp thuộc khu vực phía Đông sa mạc Mojave, California. Đây là cũng là vùng đất có địa hình thấp nhất, khí hậu khô và nóng nhất tại Bắc Mỹ. Nổi bật tại nơi đây là một chiếc hồ khô, diện tích lớn với những hòn đá (có thể lên tới 320kg)có khả năng tự di chuyểnvà để lại phía sau nó những vệt dài trên nền đất nứt nẻ.
10 hiện tượng thiên nhiên kỳ bí thách thức khoa học
Nhiều giả thuyết đã được đưa ra để lý giải cho sự di chuyển của các hòn đá như do ảnh hưởng của từ trường, gió lốc, những lớp tảo trơn, lớp băng mỏng hay thậm chí là có sự nhúng tay của sinh vật ngoài Trái Đất.
Tuy nhiên, hiện tượng những hòn đá di chuyển tại khu vực thung lũng chết vẫn là một bài toán bí ẩn chưa có lời giải đáp trong suốt nhiều năm qua.
 
 

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

MỪNG SINH NHẬT

 
 70 TỰ HỌA 
Mồng Bốn,Mười Hai bảy bó tròn
Ngựa gìa đất khách nản chân bon
Tiếc mình bươm chải lòng chưa thỏa
Thương nước nổi trôi dạ héo hon
Đông đến thu tàn ôm bóng lẻ
Ngày qua gối mỏi cõng thân mòn
Thưa chi nữa nhỉ: Đôi tay trắng!
Mồng Bốn,Mười Hai bảy bó tròn.
Thái Huy
  
 
MỪNG SINH NHẬT  
Mừng tuổi anh nay bảy bó tròn,
Xa gần vẫn xoải bước chân bon .
Nụ cười thân thiện, còn tươi rói , 
Ánh mắt dịu dàng, chẳng héo hon.   
Trở ngại không hề làm chí nản  ,
Gian nan chẳng thể khiến tâm mòn.
Chúc anh hạnh phúc và vui vẻ.
Mừng tuổi anh nay bảy bó tròn.
Thu Tâm
12-14
 
 
 CẢM TẠ HỒNG ÂN
Được ban bảy chục đúng hôm nay
Cảm tạ hồng ân những tháng ngày
Bốn chục quê nhà đầy trắc ẩn
Ba mươi đất khách lắm chua cay
Cho con can đảm tìm chân lý
Nguyện Chúa khoan dung mở rộng tay
Dẫn dắt đưa về nguồn hạnh phúc
Cùng chư thần,thánh quả mong thay !.
Thái Huy
 
CÒN MÃI ƯỚC MONG
 
Bảy mươi tuổi đúng đến hôm nay,
Vẫn mãi ưu tư dẫu tháng ngày
Viễn xứ dung thân, đời nhạt thếch,
Quê nhà rũ bỏ, dạ chua cay.
Ngày đi ai biết rồi thăm thẳm !
Trở lại tưởng thầm chỉ với tay ?
Mộng ước một ngày thôi bụi đỏ,
Tự do dân chủ sẽ lên thay
Thu Tâm
 
BÁI PHỤC
 
Bái phục hai anh đến bội phần,
Người thì tám lạng kẻ mười phân.
Bảy mươi bác Charles thơ vang tiếng,
Sáu mấy anh Tân nhạc xuất quần .
Nhóm nhỏ kết nên duyên bạn hữu ,
Nhạc thơ se chặt mối tình thân .  
Trần gian khó kiếm đôi tri kỷ,
Xin kính hai huynh, góp mấy vần .
 

Thu Tâm