Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Những Hiện Tương Kỳ Lạ Trên Đại Dương


Hoa băng trên biển, thủy triều đỏ, băng trôi nhiều sọc màu sắc hay xoáy nước băng là những hiện tượng tự nhiên kỳ lạ xuất hiện trên các đại dương.
Băng trôi có sọc nhiều màu sắc



Tùy vào từng đại dương và khu vực của khối băng trôi mà nhiệt độ và đặc tính của chúng thường khác nhau. Hiện tượng thú vị này xuất hiện ở các vùng nước lạnh và đóng băng gần Nam Cực. Những tảng băng sọc được hình thành do những núi băng xanh và trắng va chạm, một phần của núi băng vỡ ra và tan chảy vào nhau, sau đó đóng băng một lần nữa tạo thành khối băng trôi. Trong quá trình đóng băng, các tạp chất và hạt chất lỏng lẫn vào khiến những khối băng có những lớp màu khác nhau. 

Xoáy nước


Xoáy nước là một hiện tượng nguy hiểm trên đại dương. Đây thực chất là một xoáy nước rộng có sức hủy diệt lớn, nhanh chóng hút bất cứ thứ gì xuất hiện trong vùng lân cận. Thời tiết là một nhân tố quyết định lực và tốc độ của xoáy nước. Có nhiều truyền thuyết cho rằng, các xoáy nước sẽ ngay lập tức nhấn chìm mọi thứ xuống đáy đại dương, tuy nhiên các nhà khoa học lại phủ định giả thiết này. 

Thủy triều đỏ


Thủy triều đỏ hình thành do sự phát triển mạnh mẽ của tảo độc. Tảo sẽ sản sinh ra chất độc và các thành tố có hại cho động vật biển, cá, chim và cả con người. Một trong những đợt thủy triều đỏ được biết đến nhiều nhất thường xuất hiện vào mùa hè hàng năm dọc bờ biển vịnh Florida, Mỹ.

Xoáy nước băng


Xoáy nước băng hình thành khi nước giàu muối được tách ra khỏi các tảng băng trên biển, sau đó lắng đọng lại và tạo ra một loại băng với hình dáng độc đáo. Nhiệt độ cực thấp là điều kiện cần để tạo ra những xoáy nước băng nên hiện tượng này chỉ xảy ra trong các vùng nước băng giá xung quanh Bắc Cực và Nam Cực. Xoáy nước băng có sức tàn phá khủng khiếp đối với các sinh vật biển ở nơi chúng xuất hiện. Sao biển, cá và cả tảo biển đều chết hoặc đóng băng khi tiếp xúc với xoáy nước băng.
Hoa băng


Những bông hoa băng được hình thành trên biển băng trẻ ở các vùng biển lạnh. Hoa băng chỉ hình thành trong điều kiện lạnh và ít gió. Các cụm băng có đường kính 4 cm và thường có hình dạng của một bông hoa. Vì được hình thành từ nước biển, nên các bông hoa băng đều kết tinh hàm lượng muối cao. 

Khi đến tỉnh Skagen, Đan Mạch, bạn sẽ nhìn thấy một hiện tượng kỳ thú. Tại đây, hai dòng thủy triều sẽ gặp nhau. Người dân có thể nhìn thấy rõ hiện tượng này do chúng có màu sắc đậm, nhạt khác nhau. Hai dòng thủy triều đối đầu, nhưng không bao giờ hòa làm một bởi chúng có mật độ và tỷ trọng khác nhau. Ảnh: toptenz

Phát quang sinh học là một trong những hiện tượng ấn tượng và đẹp mắt nhất xuất hiện trên các bãi biển. Hiện tượng này xuất hiện khi ánh sáng phát ra từ một sinh vật sống kết hợp với oxy trong không khí gây ra các phản ứng hóa học. Hiện tượng này có thể khiến mặt nước trên biển có ánh sáng lung linh. Tự nhiên có rất nhiều loài thực vật phù du có khả năng phát quang sinh học. Loài có khả năng phát quang phổ biến nhất, sinh sống trên các đại dương là “dinoflagellate”, loài tảo gây ra hiện tượng thủy triều đỏ. Ảnh: toptenz

Ở phía tây bắc Ấn Độ Dương, sát gần bờ biển Somalia, một vùng biển phát sáng vào ban đêm và làm cho cả một vùng trời trên biển ngập tràn trong ánh sáng màu trắng sữa. Vùng biển này có chiều dài trên 250 km, rộng trung bình 50-70 km và mang tên Biển Sữa (Milky Sea). Các vệ tinh nhân tạo đã chụp nhiều bức ảnh về Biển Sữa phát sáng trong đêm. Nguyên nhân của sự phát sáng này có liên quan đến một loài tảo phát quang thuộc họ "bioluminescent dinoflagellate". Chúng sống thành bầy đàn với mật độ dân số rất cao, phát triển mạnh về đêm. Năm 1985, một con tàu nghiên cứu khoa học về biển và đại dương đã lấy mẫu nước ở Biển Sữa để phân tích. Theo các nhà khoa học, loài tảo phát quang sống ở Biển Sữa có tên khoa học Vibrio harveyi. Ảnh: toptenz


Nguồn Zing News

Sóng độc (Rogue Wave hay còn gọi là sóng sát thủ) xuất hiện bất ngờ và đơn độc trên biển với kích thước khổng lồ, chiều cao có thể hơn 20 - 30 mét. Với chiều cao này, sóng độc trở thành mối hiểm họa không thể lường trước ngay cả với những tàu biển có trọng tải lớn. Trong một thời gian dài, người ta không tin vào sóng độc và cho đó là điều ảo tưởng, do sự xuất hiện của nó không nằm trong một quy luật sóng biển nào. Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu mới đây trong phạm vi dự án MaxWave đã ghi nhận được trong vòng 3 tuần, 10 ngọn sóng độc với chiều cao hơn 25 mét  xuất hiện trên các đại dương. Những phát hiện này khiến các nhà khoa học phải có sự nhìn nhận lại về nguyên nhân đắm của những con tàu vận tải biển khổng lồ trong 2 thập kỷ trước. Ảnh: toptenz


Từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, những con sóng dài nhất thế giới sẽ xuất hiện tại cửa sông Amazon ở Brazil. Nguyên nhân là do nước biển Đại Tây Dương dâng cao, tràn vào sông Amazon, khi gặp cửa sông sẽ tạo thành những con sóng cao đến 6 mét và kéo dài tới nửa giờ. Theo tiếng địa phương, những con sóng này được gọi là Pororoca. Các con sóng đó lao đi với vận tốc 25 km/h tạo nên những tiếng ầm kéo dài 30 phút trước khi chúng xô vào bờ. Khi tới bờ, Pororoca có thể đi sâu vào đất liền hàng km và rất nguy hiểm. Nó có thể quét sạch mọi thứ trên đường đi - từ nhà cửa, cây cối đến động vật. Ảnh: toptenz 


Nguồn Zing News
Nguồn Zing News


Nguồn Zing News

Sóng đóng băng ở Croatia

Nhiệt độ xuống dưới 0 độ ở Croatia khiến các lớp sóng biển dâng cao bị đóng băng.

Một cơn bão lớn đổ bộ vào thành phố biển Senj cách đây không lâu khiến nước biển dâng cao, các lớp sóng biển cao đến 4,5 m.


Nhiệt độ dưới 0 độ C ở Senji lúc này khiến các lớp sóng nhanh chóng bị đóng băng.



Các lớp băng trắng dày bao phủ hàng trăm mét đường bờ biển.



Sóng đóng băng có chiều cao từ 3-5 m với nhiều hình thù kỳ lạ được hình thành từ những đợt sóng cao đánh vào bờ. Trong ảnh là cột sóng trông giống những cây kem trắng khổng lồ.



Ở một số nơi, nước biển đóng băng tạo thành các thảm băng gồ ghề dày 1-2 mét.



Đường bờ biển dài phủ đầy các lớp sóng bị đóng băng có màu trắng xóa. Nhiệt độ lạnh và thời tiết xấu cũng khiến các hoạt động đi lại gặp nhiều khó khăn.



Cá đóng băng trong nước vì trời lạnh

Nhiệt độ lạnh kèm theo gió to làm nước biển ở Na Uy đóng băng nhanh chóng khiến hàng nghìn con cá bị mắc kẹt trong băng.



Đàn cá đóng băng trong nước. Ảnh: NRK

Nước biển thông thường sẽ đóng băng ở nhiệt độ -1,9 độ C. Trong khi đó theo truyền thông Na Uy, nhiệt độ được ghi nhận vào thời điểm 11/1 xuống thấp ở mức -7,8 độ C. 
Nhiệt độ xuống thấp cùng với tác động của một cơn gió đông mạnh đã nước trong vùng vịnh ở đảo Lovund nhanh chóng đóng băng. Khi bơi vào vùng nước này, đàn cá trích cũng bị đóng băng trong nước.
Aril Slotte, một chuyên gia của Viện Nghiên cứu Hải dương Na Uy, cho biết đàn cá trích có thể đã bị chim cốc, loài chim thường ăn cá này, săn đuổi và dồn vào vùng nước nông. Nếu có thể trốn ở những vùng nước sâu và ấm hơn, đàn cá đã có thể thoát khỏi nguy cơ bị đóng băng.
Trước đó một tuần, một con nai sừng tấm cũng bị mắc kẹt trong nước và bị đóng băng ở hồ Kosmo, phía bắc Na Uy. Theo các chuyên gia, tình hình thời tiết bất ổn như nhiệt độ xuống thấp đột ngột là một trong những nguyên nhân khiến các loài động vật chết hàng loạt.

Các chuyên gia cho rằng đàn cá vô tình bơi vào vùng nước này khi bị kẻ chim cốc săn đuổi. Ảnh: NRK

Kỷ băng hà có thể quay lại

Hoạt động của mặt trời ngày càng yếu dần có thể dẫn đến nguy cơ xuất hiện một kỷ băng hà mới ở châu Âu.


Hoạt động yếu dần của Mặt Trời có thể là nguyên nhân hình thành một kỷ băng hà mới ở châu Âu. Ảnh minh họa: thesun.co.uk

Theo các chuyên gia, năm 2013 là năm diễn ra hiện tượng từ trường mặt trời đảo cực theo chu kỳ 11 năm. Đây là tín hiệu báo động đến giai đoạn đỉnh điểm của hoạt động mặt trời, hay còn gọi là "cực điểm mặt trời". Về mặt lý thuyết, số lượng các vụ nổ khí trên bề mặt mặt trời sẽ đạt đỉnh điểm trong giai đoạn này, nhưng số vụ nổ được các nhà khoa học ghi nhận lại sụt giảm bất ngờ.
Richard Harrison, một nhà vật lý không gian của Anh, cho biết ông chưa từng thấy sự sụt giảm này trong suốt 30 năm nghiên cứu và đã có những lo ngại rằng nhiệt độ có thể sẽ hạ thấp xuống mức làm sông Thames ở Anh bị đóng băng.
Nhóm chuyên gia cảnh báo rằng nhiệt độ trên địa cầu sẽ giảm xuống mức đáng báo động với tình trạng hoạt động ở mức thấp nhất trong vòng 100 năm qua của mặt trời.
Những mùa đông cực lạnh bao trùm khắp châu Âu từng xuất hiện vào thế kỷ 17. Giai đoạn này được gọi là Maunder Minimum, một trong những lần mặt trời suy giảm hoạt động rõ ràng nhất.
Các đợt lạnh này không chỉ khiến cho sông Thames đông cứng và người dân London trải qua khoảng thời gian lạnh giá kỷ lục, mà còn khiến cả biển Baltic bị đóng băng với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất từng được ghi nhận ở châu Âu.
Sau giai đoạn cực lạnh ở châu Âu, các chuyên gia từng đặt câu hỏi về khả năng xuất hiện trở lại của tình hình này. Theo các dữ liệu nghiên cứu gần đây, mặt trời đang có những dấu hiệu hoạt động tương tự như giai đoạn Maunder Minimum.
Thùy Linh (theo Express)
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét