Bài
viết này dù đã đọc từ lâu nay được xem lại, tôi bỗng dưng có nhiều cảm xúc và
muốn nói lời cảm ơn tác giả cũng như người đã post lên, đoản văn như sự nhắc nhở
và rèn luyện thêm đức nhẫn nhịn cho riêng tôi. Có câu nói rằng: “Đời người có
bao nhiêu đố kỵ, toan tính thì có bấy nhiêu đau khổ, bao nhiêu khoan dung tha
thứ sẽ có bấy nhiêu hạnh phúc và niềm vui”. Có lẽ đúng khi tôi nhận ra tâm hồn
mình bình an nhiều vì đã dần bỏ đi sự chấp nhất, tôi đã biết mỉm cười trước những
lời nói sau lưng không tốt về mình khi nghe ai đó kể lại. Và ngược lại lòng giận hờn, tôi cảm thấy
tội nghiệp và thương hại cho người có tâm muốn hại mình. Như xưa kia tôi đã tự
biện luận để tha thứ cho kẻ từng lừa gạt mình dù họ khiến bản thân và gia đình
tôi lâm vào cảnh khốn khó chật vật một thời gian,
tôi luôn tự nhủ: “Chắc là kiếp trước mình mắc nợ nên kiếp này phải trả?” . Cứ
thế tôi đã tha thứ và quên đi để cố gắng vượt qua mọi gian nan cùng khổ. Không hiểu sao sau đó, bất kỳ lần nào tôi cũng
được ơn trên bù đắp lại bằng những may mắn lạ lùng, trong khi kẻ hại tôi lần hồi
gặp sự trừng phạt từ nhẹ tới nặng không ngờ đến. Có phải như người xưa đã nói:
“ Trời hại thì sợ, người hại không lo, Ông Trời có mắt, hay ở hiền gặp lành… quả
báo nhãn tiền ”. Phải chăng sau mỗi lần như thế tôi đã được giải bớt nghiệp chướng và những kẻ
tiểu nhân kia đã tự mình gánh thêm nghiệp vào thân. Vì thế họ mới là kẻ đáng
thương, đáng tội nghiệp!
Gốc gia đình tôi trước tiên là đạo thờ cúng Ông Bà như phần đông
người Việt Nam khác, sau khi vào trong
Nam mới chuyển theo đạo Phật. Tôi còn nhớ mãi ngày xưa còn bé mỗi Chủ Nhật hay
theo mẹ đi Chùa lễ. Ngôi Chùa ở cách xa nhà phải đi xe Lam một chặng dài mới
đến được, sau mỗi buổi lễ bọn trẻ chúng tôi thường được hưởng lộc khi thì trái
quýt, cam, đôi khi là chiếc oản nhỏ xinh làm bằng bột bánh in gói trong những
gói giấy bóng đủ màu. Trẻ con chỉ biết ham vui, mà nhà chùa lại không bắt buộc
phải học kinh nên tôi chỉ thuộc lõm bõm ít câu khi theo người lớn xì xụp làm lễ …
Cũng kể
như một cơ duyên khi tôi có dịp được tiếp chuyện với vị Sư trụ trì chùa trong lần
ra Huế thăm cách đây gần ba mươi năm. Câu chuyện giữa chúng tôi khởi đầu chỉ là
hỏi thăm và vãn cảnh, nhưng không biết từ lúc nào lại xoay quanh việc đạo, đời.
Tôi đã thú thật với thầy là không thuộc kinh kệ lắm, không ngờ những lời giảng ngoài giờ lễ hôm ấy
khiến tôi say mê ngồi nghe quên cả thời gian trôi nhanh, một vài điều cho đến bây giờ vẫn còn trong tâm
tư tôi, càng ngày tôi càng nhận ra sự cao thâm trong trong câu chuyện vãn ở
ngôi chùa hôm đó.
1. ĐẠO LÝ
"Bình Thường Tâm Thị Đạo" người nhập
được vào bản tâm thanh tịnh, giữ được tâm bình thường của chính mình, là người
đó thấy được đạo và nhập được vào đạo. Khi đó, có thể đọc hiểu được những
lời dạy của chư Phật, thấu hiểu được mọi Phật pháp, không cần phải thuộc làu
các kinh điển hay sách vở, mà vẫn tự thấy được con đường giác ngộ và giải
thoát, tiến tới xây dựng đời sống hiện hữu được an lạc và tìm thấy hạnh phúc
cho bản thân. Đạo là đời,
đó là định nghĩa của nhân gian từ những kinh nghiệm từng trải trong cuộc sống.
Trên phương diện
tâm lý, bất cứ con người nào sống trên cuộc đời này cũng đều mong muốn có được
nơi an cư lạc nghiệp, đất nước hoà bình, đời sống ấm no, hạnh phúc, tinh thần
vui vẻ và bình an. Thế nhưng, cuộc đời luôn đầy biến động vì thế giới con người
rất đa dạng phong phú cùng với vạn vật thiên nhiên ảnh hưởng tác động cho nhau.
Do đó, con người trở nên mong muốn lợi lộc nhiều hơn cho mình và đã vượt ra
khỏi giới hạn tự nhiên của bản thân. Cuộc đời lại có những quy luật tự nhiên
của nó với sự bù trừ cân bằng khiến cho con người thường nhận lại những gì mình
đã cho đi, tức phải trả giá cho hành động của mình. Quy luật và nguyên tắc tự
nhiên đó chính là Đạo lý của đời.” Hay nói nôm na là luật tự nhiên của tạo hóa: “gieo
nhân nào gặt quả đó”.
2.
ĐẠO TRỜI – ĐẠO
NGƯỜI / QUÂN TỬ
VÀ TIỂU NHÂN
Trong
các tài liệu tham khảo tôi tìm được những câu
rất đáng đọc và suy ngẫm “ Để
phân biệt quân tử hay tiểu nhân : “đạo
của Trời là lấy
chỗ dư bù cho chỗ
thiếu, đạo của Người là lấy
chỗ thiếu bù cho chỗ
dư ” .
-
“ Tuân theo
đạo Trời, như sự vận hành trong vũ trụ, nước thấy chỗ
trũng thì chảy xuống, cây có không gian thoáng đãng thì nở hoa”. Mang tính cách hài hòa tự
nhiên, cởi mở đứng giữa vạn vật và tha nhân. Đó là người quân tử. ”
-
“ Tuân theo đạo của Người, tức là những suy nghĩ mang
tính chủ quan của họ, nhưng nhu cầu xuất phát từ sự tự ái, ích kỷ”, luôn muốn mình vượt trội thiên hạ, đè bẹp tất cả người khác...
Đó là tiểu nhân. ”
Có một
số người do sự tự ti mặc cảm, cộng thêm bản tánh quá tự tôn nên phải lấp
liếm thêu dệt chuyện xấu về người khác để che dấu đi cái dở,
cái xấu, cái lỗi của chính mình. Theo thời gian mà hình
thành nên tính cách khó sửa chữa. Vậy là Quân tử hay Tiểu nhân chỉ khác nhau ở sự biết
cân bằng, kềm chế cái TÔI to lớn, dẹp bỏ tính tráo trở trắng đen và lòng ganh tị
nhỏ nhen. Những người có tâm xấu (tiểu nhân) là do trong lòng họ đang bị một
ngọn lửa thiêu đốt làm cho họ luôn bị nóng đến điên cuồng, họ xuất tiết ra
ngoài bằng cách đi phá người khác hầu mong giảm đi phần nào cái bức bối của bản
thân. Nhưng họ không biết rằng càng làm thế thì sức nóng càng tăng, và kèm theo
hậu quả là tâm hồn càng bị nhơ nhuốc, cơ thể càng bị tàn hại, nghiệp chướng
càng khó giải. Đó là cách họ tự cô lập mình vì mọi người chung quanh sẽ từ từ
hiểu ra mà xa lánh dần.
Xin
được chia sẻ với các bạn một bài sưu tầm về Bài Học và Cuộc Sống trên facebook.
CHÍN
ĐẶC TRƯNG CỦA KẺ TIỂU NHÂN
Có
những lúc, trong một vài việc nào đó, rõ
ràng là chúng ta không hề có ý gì, nhưng có người dụng tâm xấu miêu tả lại đến mức khó có thể tưởng tượng khiến chúng ta gặp phiền toái.
Thực ra, đây là hành động của những kẻ
tiểu nhân. Vậy làm thế nào để phát hiện những người như thế quanh mình?
Tiểu nhân là từ dùng để chỉ những người có
nhân cách thấp kém, chuyện
một
đằng nhưng nói một nẻo. Ở
bất cứ đâu, bất cứ công sở nào, hay
ngoài xã hội cũng đều có những kiểu người như thế này.
Họ, trong mọi lĩnh vực, làm việc hay làm
người đều không trọn đạo, trước mặt (người khác) là người nhưng sau lưng (người
khác) là quỷ, thường dùng những thủ đoạn không chính đáng để đạt được mục đích
của mình.
Ở cạnh người tiểu nhân, chỉ một chút thiếu
thận trọng, chúng ta sẽ bị thua thiệt rất nhiều. Thế nên, học cách phân biệt được
người tiểu nhân là việc làm cần thiết cho dù bạn ở môi trường nào đi nữa, từ học
tập cho đến đi làm và bước vào xã hội.
Trong cách ăn nói, hành động của họ, thường
có những nét đặc trưng rõ rệt như sau:
1. Thích nịnh nọt người khác
Những kẻ tiểu nhân khi đứng trước mặt chúng
ta, họ ra vẻ rất nhiệt tình, từng lời nói "ngọt như mía lùi" khiến
cho ai nấy cũng dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác. Có
những lời không nên nói, có những sự việc không nên làm nhưng bạn đã vô tình làm,
đã nói trước mặt họ, vì bạn tưởng họ
là người có thể tin cậy, nói sao biết vậy, nhưng chỉ cần quay ngoắt một cái, sự việc đổi trắng thay đen đã đẩy
bạn vào trạng thái bất lợi.
2.
Thích ngồi chỗ nọ nói xấu chỗ kia.
Trước mặt bạn, kẻ tiểu nhân sẽ nói bạn vô cùng tốt đẹp,
chê người kia dở nhưng trước mặt người kia, bạn là kẻ chẳng ra gì, họ tìm
cách lấy lòng tất cả nhưng lại ngấm ngầm chia cắt tình bạn bè, đồng nghiệp, thậm
chí gây ra những tranh cãi và mâu thuẫn khó có thể hàn gắn. Hơn
nữa, miệng lưỡi những kẻ tiểu nhân thường rất khéo, cho dù có bị phát hiện, họ
cũng biết cách thoái thác, phủi sạch trách nhiệm.
3. Lợi Dụng và bêu xấu .
Kẻ tiểu nhân sẽ tìm cách gần gũi người nào mà họ cảm thấy được
nhiều sự ưu ái của mọi người, kẻ tiểu nhân sẽ ngày ngày tìm cách đả
kích, bôi nhọ cho thỏa lòng
ganh ghét tị hiềm. Ai có ưu thế sẽ đeo bám, ai thất thế sẽ xa lánh. Với những
người không có giá trị lợi dụng, họ chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ đến việc gần
gũi, kết thân. Kẻ tiểu nhân làm ít nên rảnh rỗi nói
nhiều, về bản chất thực sự không phải là người có năng lực. Người tài trí biết
trân quý thời gian hữu hạn một khi đã qua đi sẽ không trở lại nên dốc lòng toàn
tâm toàn trí vào công việc, không muốn phí tiếc cho việc tranh cãi đúng sai.
Tâm tranh đấu hơn thua cao thấp họ đã buông bỏ từ lâu vì đã có được lòng vị
tha.
4. Đặt điều.
Kẻ
tiểu nhân hay đặt điều thêm bớt , dối trá, khiêu khích, ly gián, gây chuyện thị
phi, vu khống hay tung hỏa mù trong quan hệ người với người để trục lợi riêng,
không kể đến danh dự người khác bị bôi nhọ.
5. Khoa ngôn, xảo ngữ .
Kẻ
tiểu nhân khoa ngôn xảo ngữ nhưng thực ra là người bất tài. Như vậy tranh cãi với
kẻ tiểu nhân há chẳng phải hạ mình xuống bằng họ mà phí thời giờ vô ích sao? ‘Người
tốt không tranh biện, người tranh biện không tốt. Người biết không học rộng,
người học rộng không biết..
6. Sở trường đổ vấy trách nhiệm
cho người khác .
Nếu trong công việc mắc sai lầm hoặc hành động, ngôn từ của bản thân không
đúng, kẻ tiểu nhân sẽ một mực không thừa nhận mà tìm một người thế thân gánh nạn. Kiểu người này rất "mồm mép", có thể đổi trắng thay đen, có thể
khiến mọi người nhầm lẫn mà lan truyền đi những thông tin sai sự thật. Thậm chí có những lúc sự thật vì thế mà bị giấu nhẹm đi và cho
dù được phát hiện khi việc đã rồi, mức độ ảnh hưởng của nó cũng đã không còn nữa.
7. Thích bịa đặt dựng chuyện
Những kẻ tiểu nhân làm như vậy vì nhiều mục đích khác nhau chứ không đơn
thuần chỉ là để mua vui. Có những kẻ bịa đặt, dựng chuyện để mưu lợi cá nhân,
gây bất lợi cho người khác, bôi nhọ đối thủ, hầu nâng cao bản thân.
8. Thường bồi thêm nhát dao chí
mạng cho người đang gặp hoạn nạn
Trong cơ sở, đơn vị .. có đồng nghiệp mắc sai lầm hoặc thất bại trước một nhiệm vụ nào đó, bị cấp
trên phê bình. Ngoài xã hôi, bạn be gặp chuyện
không may thì những kẻ
tiểu nhân sẽ sẵn sàng bồi thêm một hai nhát dao chí mạng khiến "nạn
nhân" càng lúc càng rơi vào "vòng nguy hiểm".
9. Sẵn sàng giẫm lên vai người khác để leo lên
trên
- Bạn khổ nhọc làm việc, trong khi đó những kẻ tiểu nhân chỉ
đứng một chỗ, đợi sẵn để hái quả ngọt.
- Bạn trồng cây, kẻ tiểu nhân ngồi dưới hóng mát, lợi dụng
con đường sẵn có mà bạn khổ sở vạch ra, đến lúc thành công, họ vội đứng lên nhận
công và sẵn sàng gạt phắt bạn ra ngoài. Nếu thất bại, trách nhiệm tất nhiên sẽ
thuộc về bạn.
** Nếu trong số những người bạn đã chơi hoặc quen biết, có người sở hữu từ 2
trong số 9 đặc điểm nói trên, hãy đừng đắn đo mà
tránh họ ra thật xa kẻo có ngày rước họa vào thân.”
Cầu
mong tất cả anh chị em luôn bình an, may mắn và thân tâm an lạc.
Nhã
Giang Thu Tâm
Tháng
Tám 2017
Theo
một số tài liệu sưu tầm, tham khảo trên trang báo online Bài Học và Cuộc Sống, trên
facebook…
Xin chia sẻ với
các bạn thêm một bài viết rất hay dưới đây: